Ngày 22/9, lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện Kỳ Anh cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 3 con khỉ đuôi lợn và 1 con khỉ vàng do người dân giao nộp.Theo đó, ngày 21/9, sau khi được Công an xã Kỳ Tân phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện huyện Kỳ Anh vận động, ông Nguyễn Duy Phương (trú thôn Đông Văn, xã Kỳ Tân) đã tự nguyện giao nộp 1 cá thể khỉ đuôi lợn.Cũng trong sáng ngày 21/9, Công an xã Kỳ Lạc phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Kỳ Anh đã vận động được ông Trần Xuân Hiệp (trú thôn Lạc Sơn, xã Kỳ Lạc) giao nộp 2 cá thể khỉ đuôi lợn mà gia đình nuôi để thả về tự nhiên.Chiều ngày 21/9, Hạt kiểm lâm huyện Lộc Hà và Công an thị trấn Lộc Hà phối hợp Vườn Quốc gia Vũ Quang tiếp nhận một cá thể khỉ vàng quý hiếm do anh Trần Văn Linh (trú tổ dân phố Xuân Hải, thị trấn Lộc Hà) bắt được. 4 cá thể khỉ quý hiếm nói trên sẽ được thả về Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) để chúng được sống tự do trong rừng tự nhiên. Được biết, khỉ đuôi lợn thuộc nhóm động vật nguy cấp. Khỉ đuôi lợn còn có tên gọi Macaca leonina (bộ linh trưởng), là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ; thường sống ở Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia... Đây là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm II B theo Nghị định 32 của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.Khỉ đuôi lợn có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.Ở Việt Nam, khỉ đuôi lợn phân bố ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình...Bên cạnh đó, khỉ vàng (tên khoa học là Macaca mulata) cũng là động vật nguy cấp quý hiếm, thuộc nhóm II B theo Nghị định 32 của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.Khỉ vàng có thân màu nâu, phần mông, hai bên hông và đùi màu nâu đỏ, nhìn chung, toàn thân màu nâu vàng. (Ảnh: Báo Đà Nẵng) Tại Việt Nam, chúng phân bố từ biên giới phía Bắc Việt Nam tới các tỉnh Tây Nguyên. Khỉ vàng là nguồn nguyên liệu đầu để sản xuất hàng chục triệu liều văcxin bại liệt mỗi năm, góp phần vào việc chữa hoàn toàn bệnh bại liệt tại Việt Nam vào những năm 2000.>>>Xem thêm video: Tái thả cá thể Khỉ đuôi lợn về tự nhiên (Nguồn: Dong Nai Biosphere) Reserve
Ngày 22/9, lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện Kỳ Anh cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 3 con khỉ đuôi lợn và 1 con khỉ vàng do người dân giao nộp.
Theo đó, ngày 21/9, sau khi được Công an xã Kỳ Tân phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện huyện Kỳ Anh vận động, ông Nguyễn Duy Phương (trú thôn Đông Văn, xã Kỳ Tân) đã tự nguyện giao nộp 1 cá thể khỉ đuôi lợn.
Cũng trong sáng ngày 21/9, Công an xã Kỳ Lạc phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Kỳ Anh đã vận động được ông Trần Xuân Hiệp (trú thôn Lạc Sơn, xã Kỳ Lạc) giao nộp 2 cá thể khỉ đuôi lợn mà gia đình nuôi để thả về tự nhiên.
Chiều ngày 21/9, Hạt kiểm lâm huyện Lộc Hà và Công an thị trấn Lộc Hà phối hợp Vườn Quốc gia Vũ Quang tiếp nhận một cá thể khỉ vàng quý hiếm do anh Trần Văn Linh (trú tổ dân phố Xuân Hải, thị trấn Lộc Hà) bắt được.
4 cá thể khỉ quý hiếm nói trên sẽ được thả về Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) để chúng được sống tự do trong rừng tự nhiên. Được biết, khỉ đuôi lợn thuộc nhóm động vật nguy cấp.
Khỉ đuôi lợn còn có tên gọi Macaca leonina (bộ linh trưởng), là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ; thường sống ở Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia...
Đây là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm II B theo Nghị định 32 của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Khỉ đuôi lợn có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.
Ở Việt Nam, khỉ đuôi lợn phân bố ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình...
Bên cạnh đó, khỉ vàng (tên khoa học là Macaca mulata) cũng là động vật nguy cấp quý hiếm, thuộc nhóm II B theo Nghị định 32 của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Khỉ vàng có thân màu nâu, phần mông, hai bên hông và đùi màu nâu đỏ, nhìn chung, toàn thân màu nâu vàng. (Ảnh: Báo Đà Nẵng)
Tại Việt Nam, chúng phân bố từ biên giới phía Bắc Việt Nam tới các tỉnh Tây Nguyên. Khỉ vàng là nguồn nguyên liệu đầu để sản xuất hàng chục triệu liều văcxin bại liệt mỗi năm, góp phần vào việc chữa hoàn toàn bệnh bại liệt tại Việt Nam vào những năm 2000.
>>>Xem thêm video: Tái thả cá thể Khỉ đuôi lợn về tự nhiên (Nguồn: Dong Nai Biosphere) Reserve