Theo ước tính của Tổ chức nghiên cứu địa chất Geological Survey của Mỹ, trữ lượng đất hiếm toàn thế giới vào khoảng 120 triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc sở hữu 44 triệu tấn, Brazil có 22 triệu tấn, Nga có 18 triệu tấn... Tại Việt Nam, trữ lượng đất hiếm vào khoảng 20 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc.Nhóm nguyên tố đất hiếm gồm 17 kim loại. Trong đó, 15 nguyên tố kim loại ở cuối bảng tuần hoàn và 2 nguyên tố yttrium và scandium.Theo các nhà nghiên cứu, 17 nguyên tố đất hiếm có nhiều đặc tính hữu ích nên đóng vai trò quan trọng trong ngành năng lượng và công nghệ cao.Trong số 17 nguyên tố đất hiếm, neodymium, praseodymium, terbium và dysprosium có giá trị cao và quan trọng.Ngày nay, nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc... chạy đua tìm kiếm, khai thác các nguyên tố đất hiếm để ứng dụng vào trong sản xuất các thiết bị công nghệ cao như: điện thoại thông minh, ổ đĩa máy tính, tuốc bin gió, vệ tinh, ô tô hay thiết bị y tế…Các nguyên tố đất hiếm còn được sử dụng nhiều trong các sản phẩm quốc phòng. Ví dụ mỗi tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Virginia của Mỹ cần dùng khoảng 4,1 tấn kim loại đất hiếm; tàu khu trục lớp Arleigh Burke cần sử dụng 2,3 tấn; một máy bay tiêm kích F-35 Joint Strike Fighter cần gần 450 kg kim loại đất hiếm…Do có nhiều ứng dụng, đặc biệt là trong việc sản xuất những thiết bị quan trọng và đắt tiền nên các mỏ đất hiếm được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất có giá trị của mỗi quốc gia.Dù vậy, việc khai thác các nguyên tố đất hiếm không hề đơn giản. Nguyên nhân là bởi chúng không tập trung ở một nơi. Thêm nữa, quá trình tách chiết nguyên tố đất hiếm cũng vô cùng phức tạp.Ngoài ra, việc khai thác đất hiếm có thể làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vậy nên, chính phủ các nước cần đưa ra kế hoạch khai thác đất hiếm và bảo vệ môi trường hiệu quả.Hiện Trung Quốc nắm giữ 97% sản lượng khai thác toàn cầu của 17 nguyên tố đất hiếm và chiếm 60% lượng tiêu thụ.Mời độc giả xem video: Loạt ảnh cho thấy viễn cảnh đáng sợ của Trái đất vào năm 2050.
Theo ước tính của Tổ chức nghiên cứu địa chất Geological Survey của Mỹ, trữ lượng đất hiếm toàn thế giới vào khoảng 120 triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc sở hữu 44 triệu tấn, Brazil có 22 triệu tấn, Nga có 18 triệu tấn... Tại Việt Nam, trữ lượng đất hiếm vào khoảng 20 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc.
Nhóm nguyên tố đất hiếm gồm 17 kim loại. Trong đó, 15 nguyên tố kim loại ở cuối bảng tuần hoàn và 2 nguyên tố yttrium và scandium.
Theo các nhà nghiên cứu, 17 nguyên tố đất hiếm có nhiều đặc tính hữu ích nên đóng vai trò quan trọng trong ngành năng lượng và công nghệ cao.
Trong số 17 nguyên tố đất hiếm, neodymium, praseodymium, terbium và dysprosium có giá trị cao và quan trọng.
Ngày nay, nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc... chạy đua tìm kiếm, khai thác các nguyên tố đất hiếm để ứng dụng vào trong sản xuất các thiết bị công nghệ cao như: điện thoại thông minh, ổ đĩa máy tính, tuốc bin gió, vệ tinh, ô tô hay thiết bị y tế…
Các nguyên tố đất hiếm còn được sử dụng nhiều trong các sản phẩm quốc phòng. Ví dụ mỗi tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Virginia của Mỹ cần dùng khoảng 4,1 tấn kim loại đất hiếm; tàu khu trục lớp Arleigh Burke cần sử dụng 2,3 tấn; một máy bay tiêm kích F-35 Joint Strike Fighter cần gần 450 kg kim loại đất hiếm…
Do có nhiều ứng dụng, đặc biệt là trong việc sản xuất những thiết bị quan trọng và đắt tiền nên các mỏ đất hiếm được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất có giá trị của mỗi quốc gia.
Dù vậy, việc khai thác các nguyên tố đất hiếm không hề đơn giản. Nguyên nhân là bởi chúng không tập trung ở một nơi. Thêm nữa, quá trình tách chiết nguyên tố đất hiếm cũng vô cùng phức tạp.
Ngoài ra, việc khai thác đất hiếm có thể làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vậy nên, chính phủ các nước cần đưa ra kế hoạch khai thác đất hiếm và bảo vệ môi trường hiệu quả.
Hiện Trung Quốc nắm giữ 97% sản lượng khai thác toàn cầu của 17 nguyên tố đất hiếm và chiếm 60% lượng tiêu thụ.
Mời độc giả xem video: Loạt ảnh cho thấy viễn cảnh đáng sợ của Trái đất vào năm 2050.