1. Bình gốm men đỏ: Được làm theo yêu cầu của Hoàng đế Khang Hi đời nhà thanh. Báu vật này được đánh giá cao nhờ tay nghề tuyệt hảo của thợ và nguyên liệu quý hiếm. Lòng bình màu trắng và vỏ ngoài có lớp men dày màu đỏ đậm. 2. Bình Á Húc: Chiếc bình đồng hình lục giác này dùng để đựng rượu, nặng 21,4 kg, rộng 38 cm và cao 45,5 cm. Bốn mặt đều có tay cầm được tạo hình đầu voi và trang trí bằng hình những động vật trong truyền thuyết. Thân bình có họa tiết rồng, thú vật và sấm sét. 3. Bức họa chim ác là và hoa mận: Tranh lụa dệt được coi là hình thức hoàn mỹ nhất trong ngành lụa. Các sợi lụa nhuộm màu đan cài nhau tạo thành hình như ý. Bức tranh chim ác là và hoa mận được coi là điển hình của tranh lụa dệt thời Nam Tống. 4. Đồng hồ sơn mài đen: Đây là hiện vật có giá trị nhất trong bộ sưu tập đồng hồ của bảo tàng. Các nghệ nhân thời vua Càn Long phải mất 5 năm để hoàn thành chiếc đồng hồ, chủ yếu tập trung vào chế tác bảy hệ thống động cơ chỉ giờ và đánh chuông hoàn hảo nhất.5. Cốc Kim Âu Vĩnh Cố: Vua Càn Long đã ra lệnh cho thợ thủ công sử dụng những vật liệu quý giá nhất để chế tác cốc vàng này. Nó được các hoàng đế nhà Thanh sau này coi là pháp bảo quý giá của tổ tiên và thường sử dụng vào lễ khai bút đầu năm mới.6. Vân Văn Bàn (Đĩa vân mây): Do Trương Thành, bậc thầy chạm khắc sơn mài đời nhà Nguyên chế tác, đĩa cao 3,3 cm, đường kính 19,2 cm, phôi đĩa gỗ sơn mài đen, mặt trong và mặt ngoài đều được chạm khắc vân mây, lớp sơn dày dặn, phát sáng lấp lánh. 7. Thanh ngọc vân long văn lư (Lư hoa văn rồng mây ngọc bích): Lư được chế tác vào đời nhà Tống (960-1279), cao 7,9 cm, đường kính 12,8 cm, chất liệu ngọc tự nhiên. Thân lư được khắc hoa văn rồng bay, mây vũ và nước biển, dưới đáy lư còn khắc một bài thơ 7 chữ của vua Càn Long. 8. Lư hương đồng tráng men: Chiếc lư hương này được trang trí bằng họa tiết hoa sen và có tay cầm dạng ngà voi. Mười hai bông hoa cúc được vẽ trên nền xanh và cổ lư hương. Bảo vật này có màu sắc hài hòa, một tuyệt tác của nghệ thuật pháp lam (đồ đồng tráng men). 9. Bức họa “Thanh minh thượng hà đồ”: Đây là một bức họa kinh điển của Trung Quốc, tác phẩm của Trương Trạch Đoan - họa sĩ nổi tiếng thời nhà Tống. Kiệt tác này dài hơn 5 m, mô tả cuộc sống của người dân bên dòng Biện Hà trong lễ tảo mộ. Tranh có 500 nhân vật với các kiểu trang phục và hoạt động khác nhau. 10. Bình phục thiếp: Lá thư này được thư gia Lục Cơ đời Ngụy Tấn viết thăm hỏi một người bạn bị ốm cách đây 1.700 năm. Đây là tác phẩm thư pháp điển hình cho quá trình phát triển của lối chữ thảo. 11. Ấn ngọc nhà Tống: Được làm từ cẩm thạch, chiếc ấn này là một kiệt tác được làm vào thời nhà Tống. Mặt trên của ấn ngọc nhà Tống được chạm khắc thành hình rồng, mây và sóng. Mặt dưới ấn có một bài thơ của Hoàng đế Càn Long. 12. Bình gốm đỏ lò Lang: Lò nung thuộc triều đình thời Khang Hy nhà Thanh. Đáy bình tráng men trắng, khắc thơ của Càn Long, biểu lộ sự yêu mến, ngưỡng mộ của hoàng đế Càn Long với bình gốm sứ đỏ chế tác tại Cảnh Đức Trấn.Mời quý độc giả xem video: Giật mình phát hiện xác ướp 2.500 tuổi tim vẫn đập thình thịch. Nguồn: Kienthucnet.
1. Bình gốm men đỏ: Được làm theo yêu cầu của Hoàng đế Khang Hi đời nhà thanh. Báu vật này được đánh giá cao nhờ tay nghề tuyệt hảo của thợ và nguyên liệu quý hiếm. Lòng bình màu trắng và vỏ ngoài có lớp men dày màu đỏ đậm.
2. Bình Á Húc: Chiếc bình đồng hình lục giác này dùng để đựng rượu, nặng 21,4 kg, rộng 38 cm và cao 45,5 cm. Bốn mặt đều có tay cầm được tạo hình đầu voi và trang trí bằng hình những động vật trong truyền thuyết. Thân bình có họa tiết rồng, thú vật và sấm sét.
3. Bức họa chim ác là và hoa mận: Tranh lụa dệt được coi là hình thức hoàn mỹ nhất trong ngành lụa. Các sợi lụa nhuộm màu đan cài nhau tạo thành hình như ý. Bức tranh chim ác là và hoa mận được coi là điển hình của tranh lụa dệt thời Nam Tống.
4. Đồng hồ sơn mài đen: Đây là hiện vật có giá trị nhất trong bộ sưu tập đồng hồ của bảo tàng. Các nghệ nhân thời vua Càn Long phải mất 5 năm để hoàn thành chiếc đồng hồ, chủ yếu tập trung vào chế tác bảy hệ thống động cơ chỉ giờ và đánh chuông hoàn hảo nhất.
5. Cốc Kim Âu Vĩnh Cố: Vua Càn Long đã ra lệnh cho thợ thủ công sử dụng những vật liệu quý giá nhất để chế tác cốc vàng này. Nó được các hoàng đế nhà Thanh sau này coi là pháp bảo quý giá của tổ tiên và thường sử dụng vào lễ khai bút đầu năm mới.
6. Vân Văn Bàn (Đĩa vân mây): Do Trương Thành, bậc thầy chạm khắc sơn mài đời nhà Nguyên chế tác, đĩa cao 3,3 cm, đường kính 19,2 cm, phôi đĩa gỗ sơn mài đen, mặt trong và mặt ngoài đều được chạm khắc vân mây, lớp sơn dày dặn, phát sáng lấp lánh.
7. Thanh ngọc vân long văn lư (Lư hoa văn rồng mây ngọc bích): Lư được chế tác vào đời nhà Tống (960-1279), cao 7,9 cm, đường kính 12,8 cm, chất liệu ngọc tự nhiên. Thân lư được khắc hoa văn rồng bay, mây vũ và nước biển, dưới đáy lư còn khắc một bài thơ 7 chữ của vua Càn Long.
8. Lư hương đồng tráng men: Chiếc lư hương này được trang trí bằng họa tiết hoa sen và có tay cầm dạng ngà voi. Mười hai bông hoa cúc được vẽ trên nền xanh và cổ lư hương. Bảo vật này có màu sắc hài hòa, một tuyệt tác của nghệ thuật pháp lam (đồ đồng tráng men).
9. Bức họa “Thanh minh thượng hà đồ”: Đây là một bức họa kinh điển của Trung Quốc, tác phẩm của Trương Trạch Đoan - họa sĩ nổi tiếng thời nhà Tống. Kiệt tác này dài hơn 5 m, mô tả cuộc sống của người dân bên dòng Biện Hà trong lễ tảo mộ. Tranh có 500 nhân vật với các kiểu trang phục và hoạt động khác nhau.
10. Bình phục thiếp: Lá thư này được thư gia Lục Cơ đời Ngụy Tấn viết thăm hỏi một người bạn bị ốm cách đây 1.700 năm. Đây là tác phẩm thư pháp điển hình cho quá trình phát triển của lối chữ thảo.
11. Ấn ngọc nhà Tống: Được làm từ cẩm thạch, chiếc ấn này là một kiệt tác được làm vào thời nhà Tống. Mặt trên của ấn ngọc nhà Tống được chạm khắc thành hình rồng, mây và sóng. Mặt dưới ấn có một bài thơ của Hoàng đế Càn Long.
12. Bình gốm đỏ lò Lang: Lò nung thuộc triều đình thời Khang Hy nhà Thanh. Đáy bình tráng men trắng, khắc thơ của Càn Long, biểu lộ sự yêu mến, ngưỡng mộ của hoàng đế Càn Long với bình gốm sứ đỏ chế tác tại Cảnh Đức Trấn.
Mời quý độc giả xem video: Giật mình phát hiện xác ướp 2.500 tuổi tim vẫn đập thình thịch. Nguồn: Kienthucnet.