Rết là loài động vật thân đốt, có lông, thon dài, mỗi đốt có một đôi chân. Đầu của rết thường có dạng tròn hoặc dẹt mang đặc điểm chung của phân ngành nhưng vẫn có sự khác biệt như râu chẻ hoặc chân kép.Hiện nay có 8.000 loài rết có lông được biết đến trên thế giới, trong đó 3.000 loài đã được mô tả. Như đã nói, khu vực sinh sống địa lý của rết rất rộng, có loài được tìm thấy ở tận vòng Bắc Cực. Nơi sống trên cạn của rết có thể từ rừng mưa nhiệt đới cho đến tận các sa mạc.1. Tên tiếng Anh của rết là Centipede, có nghĩa là loài vật có 100 chân nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Tùy theo loài mà số lượng chân khác nhau, có loài 15 cặp chân, có loài đến 171 cặp.2. Loài rết lớn nhất thế giới được biết tới nhiều nhất có tên khoa học là Scolopendra gigantea với độ dài trung bình vào khoảng 26cm và có thể phát triển tới hơn 42cm.3. Rết có thể sống tới 5 năm. So với hầu hết động vật thân đốt, sinh vật “trăm chân” này có tuổi thọ khá dài. Rết sống được 2-3 năm, và một số thậm chí sống hơn 5 năm. Trong cuộc đời mình, rết có nhiều giai đoạn lột da và phát triển qua từng giai đoạn cuộc đời.4. Rết có thể tái tạo những đôi chân bị mất. Trong trường hợp nguy hiểm, rết có thể trốn thoát bằng cách hiến tế một vài chân của mình, sau đó khéo léo lẩn trốn vào các khe hẹp. Chúng thường chữa lành các vết thương này bằng cách đơn giản là tái tạo chân. Nếu bạn thấy một con rết có vài chân ngắn hơn những con khác, có thể nó đang trong quá trình phục hồi từ một cuộc tấn công của loài săn mồi.5. Mặc dù rết có các mắt đơn tập trung tại phần đầu tạo thành mắt kép nhưng chúng không thể phân biệt được hình dạng đối phương hoặc sinh vật xung quanh như các loài chân lớp cùng hệ khác. Chúng chỉ có khả năng cảm nhận được sáng và tối.6. Rết là những "người mẹ" tốt. Một số loài rết chăm sóc rất tốt con cái của chúng. Rết đất cáu (Geophilomorpha) và rết nhiệt đới (Scolopendromorpha) sẽ đặt một khối trứng vào trong một cái hố dưới lòng đất. Sau đó, "người mẹ" bọc cơ thể của mình quanh trứng cho đến khi chúng nở, bảo vệ rết con từ những tác động bên ngoài.7. Có một quy tắc bất di bất dịch, đó là số cặp chân của rết luôn là số lẻ. Số chân của rết cũng không hề ổn định, bởi nó phụ thuộc vào... biến cố cuộc đời. Khi bị tấn công, chúng sẵn sàng hi sinh vài cặp chân để trốn thoát, và rồi qua lột xác mà số chân ấy được phục hồi, hoặc... mọc thêm ra.8. Rết dễ bị... mất nước. Động vật chân đốt thường có lớp sáp trên lớp biểu bì để giúp ngăn ngừa mất nước, nhưng rết không có lớp chống thấm này. Hầu hết rết sống trong môi trường ẩm, như dưới tán lá hoặc trong ẩm ướt, thối rữa gỗ. Những loài sống trong các sa mạc hoặc các môi trường khô cằn thường sẽ thay đổi hành vi của mình để giảm thiểu nguy cơ mất nước.9. Rết thuộc loài sinh sản đơn tính. Không cần bất kì sự giao phối trực tiếp giữa con đực và con cái. Những chú rết đực thả bao tinh của mình để rồi các con rết cái “tự” nhặt lấy và sinh con. Ngoài ra, chu kì sinh sản của rết không cố định theo mùa.10. Rết là một tay "thợ săn chuyên nghiệp". thức ăn của chúng bao gồm cả rết con, thằn lằn, tắc kè, ếch, chim, động vật gặm nhấm, côn trùng, nhện, và thậm chí cả dơi. Rết thường sẽ quấn quanh con mồi và chờ cho nọc độc có hiệu lực trước khi ăn.Mời quý độc giả xem video: Tiêu Điểm: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Rết là loài động vật thân đốt, có lông, thon dài, mỗi đốt có một đôi chân. Đầu của rết thường có dạng tròn hoặc dẹt mang đặc điểm chung của phân ngành nhưng vẫn có sự khác biệt như râu chẻ hoặc chân kép.
Hiện nay có 8.000 loài rết có lông được biết đến trên thế giới, trong đó 3.000 loài đã được mô tả. Như đã nói, khu vực sinh sống địa lý của rết rất rộng, có loài được tìm thấy ở tận vòng Bắc Cực. Nơi sống trên cạn của rết có thể từ rừng mưa nhiệt đới cho đến tận các sa mạc.
1. Tên tiếng Anh của rết là Centipede, có nghĩa là loài vật có 100 chân nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Tùy theo loài mà số lượng chân khác nhau, có loài 15 cặp chân, có loài đến 171 cặp.
2. Loài rết lớn nhất thế giới được biết tới nhiều nhất có tên khoa học là Scolopendra gigantea với độ dài trung bình vào khoảng 26cm và có thể phát triển tới hơn 42cm.
3. Rết có thể sống tới 5 năm. So với hầu hết động vật thân đốt, sinh vật “trăm chân” này có tuổi thọ khá dài. Rết sống được 2-3 năm, và một số thậm chí sống hơn 5 năm. Trong cuộc đời mình, rết có nhiều giai đoạn lột da và phát triển qua từng giai đoạn cuộc đời.
4. Rết có thể tái tạo những đôi chân bị mất. Trong trường hợp nguy hiểm, rết có thể trốn thoát bằng cách hiến tế một vài chân của mình, sau đó khéo léo lẩn trốn vào các khe hẹp. Chúng thường chữa lành các vết thương này bằng cách đơn giản là tái tạo chân. Nếu bạn thấy một con rết có vài chân ngắn hơn những con khác, có thể nó đang trong quá trình phục hồi từ một cuộc tấn công của loài săn mồi.
5. Mặc dù rết có các mắt đơn tập trung tại phần đầu tạo thành mắt kép nhưng chúng không thể phân biệt được hình dạng đối phương hoặc sinh vật xung quanh như các loài chân lớp cùng hệ khác. Chúng chỉ có khả năng cảm nhận được sáng và tối.
6. Rết là những "người mẹ" tốt. Một số loài rết chăm sóc rất tốt con cái của chúng. Rết đất cáu (Geophilomorpha) và rết nhiệt đới (Scolopendromorpha) sẽ đặt một khối trứng vào trong một cái hố dưới lòng đất. Sau đó, "người mẹ" bọc cơ thể của mình quanh trứng cho đến khi chúng nở, bảo vệ rết con từ những tác động bên ngoài.
7. Có một quy tắc bất di bất dịch, đó là số cặp chân của rết luôn là số lẻ. Số chân của rết cũng không hề ổn định, bởi nó phụ thuộc vào... biến cố cuộc đời. Khi bị tấn công, chúng sẵn sàng hi sinh vài cặp chân để trốn thoát, và rồi qua lột xác mà số chân ấy được phục hồi, hoặc... mọc thêm ra.
8. Rết dễ bị... mất nước. Động vật chân đốt thường có lớp sáp trên lớp biểu bì để giúp ngăn ngừa mất nước, nhưng rết không có lớp chống thấm này. Hầu hết rết sống trong môi trường ẩm, như dưới tán lá hoặc trong ẩm ướt, thối rữa gỗ. Những loài sống trong các sa mạc hoặc các môi trường khô cằn thường sẽ thay đổi hành vi của mình để giảm thiểu nguy cơ mất nước.
9. Rết thuộc loài sinh sản đơn tính. Không cần bất kì sự giao phối trực tiếp giữa con đực và con cái. Những chú rết đực thả bao tinh của mình để rồi các con rết cái “tự” nhặt lấy và sinh con. Ngoài ra, chu kì sinh sản của rết không cố định theo mùa.
10. Rết là một tay "thợ săn chuyên nghiệp". thức ăn của chúng bao gồm cả rết con, thằn lằn, tắc kè, ếch, chim, động vật gặm nhấm, côn trùng, nhện, và thậm chí cả dơi. Rết thường sẽ quấn quanh con mồi và chờ cho nọc độc có hiệu lực trước khi ăn.
Mời quý độc giả xem video: Tiêu Điểm: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.