Yến tiệc trong cung đình Trung Quốc cổ đại có gì đặc biệt?

Google News

Để xây dựng mối quan hệ với triều thần, hoàng đế Trung Quốc thường mời cơm. Nghi thức tùy từng triều đại, có lúc đơn giản, có lúc phức tạp.

Theo People's Daily, việc hoàng đế mời quan thần ăn cơm được gọi là "tứ thực", trong đó "tứ" nghĩa là ban tặng.
Vào tháng 12/1762, vua Càn Long (1711 – 1799) trấn áp thành công các cuộc nổi loạn ở phía nam đã mở tiệc chiêu đãi công thần. Hơn 100 vương công quý tộc, văn võ đại thần cùng thủ lĩnh bộ tộc Mông Cổ tới tham dự. Bức tranh "Tử Quang Các tứ yến đồ" của họa sĩ Diêu Văn Hãn thời nhà Thanh đã khắc họa toàn cảnh yến tiệc hôm đó.
Yen tiec trong cung dinh Trung Quoc co dai co gi dac biet?
 Một góc bức tranh "Tử Quang Các tứ yến đồ" thời Thanh. Ảnh: Gucn.
Theo "Sử ký Tư Mã Thiên", đầu thời Tây Hán (202 TCN – 8) có một đại thần tên Thạch Phấn. Chị gái của ông chính là vợ vua Lưu Bang (256 – 195 TCN). Sau khi Thạch Phấn về hưu, ông được vua mời ăn cơm, trước khi ăn buộc phải "rập đầu quỳ lạy", sau đó ăn trong tư thế quỳ sát đất. Tứ thực là long ân của vua, người được nhận tất phải cung kính, quỳ sát đất để đón nhận.
Trong "Tạ Minh Đế tứ thực biểu", Tào Thực (192-232) thời Tam Quốc có viết, trước khi dùng cơm vua ban phải vái tạ.
Ngụy Minh Đế Tào Duệ (204-239) là cháu nội Tào Thực, nhưng quan hệ giữa vua và quần thần vẫn phải minh bạch. Vì vậy, sau khi được vua ban cơm, Tào Thực vẫn phải vái tạ.
Hoàng đế tặng thức ăn cho quần thần đôi khi vì chân tình. Sau khi tể tướng Đỗ Như Hối qua đời vì tuổi cao, vua Đường Thái Tông (598-649) vô cùng đau xót. Một lần khi đang ăn dưa hấu, nhớ đến tể tướng, vua liền sai người đặt một nửa quả lên mộ tể tướng.
Yen tiec trong cung dinh Trung Quoc co dai co gi dac biet?-Hinh-2
 Bánh nếp ăn vào dịp tết Trùng Dương. Ảnh: Baidu
Tới thời Minh, sau khi bãi triều, triều thần thường dâng thức ăn lên hoàng đế. Vua cũng thường xuyên mở tiệc đãi triều thần. Năm 1442, thời vua Minh Chính Thống, chỉ hai đại tiết trong năm là Nguyên Đán và Đông Chí trong cung mới mở quốc yến.
Các dịp lễ tết khác như Lập xuân sẽ ăn nem cuốn, rằm tháng Giêng ăn bánh trôi, tết Đoan Ngọ tháng 5 ăn bánh chưng, tết Trùng Dương tháng 9 ăn bánh nếp đỗ. Ngoài ra, vào các ngày sinh nhật của thái tử, vua và lễ mừng thọ thái hậu thường có đại yến.
Tới thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, vua ngày ngày thiết triều xử lý việc công, khiến các quan trong triều bận rộn. Vì vậy, vua cũng thường xuyên mở tiệc thiết đãi quan thần.
Tới thời Minh Thần Tông (1563 - 1620), hoàng đế thứ 14 nhà Minh, vua ít khi thiết triều, cũng ít khi mời quan thần ăn uống. Chỉ những dịp như sinh nhật thái tử, mừng thọ thái hậu mới có yến tiệc. Ngoài ra, vào dịp tết Nguyên đán cũng chỉ mời những món phổ thông như bánh trôi, nem cuốn hoặc bánh chưng. Vì vậy, các hạ thần thời này chẳng bao giờ mong mỏi được vua mời cơm, chiêu đãi những món quý hiếm.
Đến thời nhà Thanh, đại thần Lâm Tắc Dư khi lập công cũng từng nhận tứ thực. Ông được tặng hai bức tranh chữ "phúc" và "thọ", cùng một gói thịt nai. Lâm Tắc Dư là tổng đốc Hồ Quảng (hai tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc ngày nay), một chức quan lớn. Vua Đạo Quang nổi tiếng là người tiết kiệm, vì thế, Lâm Tắc Dư lập công lớn mới được vua ban thưởng.
Yen tiec trong cung dinh Trung Quoc co dai co gi dac biet?-Hinh-3
 Nem cuốn kiểu Trung Quốc, với bánh đa làm từ bột mỳ. Ảnh: Baidu

Theo Hải Yến/Danviet

>> xem thêm

Bình luận(0)