1. Phía cuối đường Phan Đăng Lưu, thuộc phường Phú Hoà, thành phố Huế có một công viên mang lịch sử rất đặc biệt. Hơn một thế kỷ trước, công viên này chính là nơi tọa lạc của trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, nơi Nguyễn Tất Thành - Bác Hồ thời trẻ - đã theo học những năm 1906 - 1908.Theo dòng lịch sử, trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba được thành lập năm 1905, trên nền đình chợ Đông Ba cũ (vị trí công viên hiện tại). Năm 1923, trường được di chuyển đến địa điểm trường THPT Gia Hội ngày nay. Nguyễn Tất Thành đã theo học ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba niên khoá 1906 - 1907 (lớp nhì) và 1907 - 1908 (lớp nhất).Là một học trò ham học, thông minh, trong kỳ thi Primaire (tốt nghiệp) năm 1908, Nguyễn Tất Thành là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường, được thi vượt cấp vào lớp đệ nhị, niên học 1908 - 1909, ban Trung học hệ Thành chung, trường Quốc Học Huế.Trong thời gian học ở trường Đông Ba, Nguyễn Tất Thành cùng bạn bè tìm hiểu và khám phá sự trái ngược giữa thực tế cuộc sống với những điều trong sách vở, đặc biệt là khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” mà thực dân Pháp đang rao giảng. Đây chính là những cơ sở đầu tiên cho nhận thức chính trị của Người.Để ghi lại dấu ấn khoảng thời gian Nguyễn Tất Thành theo học tại trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, thành phố Huế tiến hành chỉnh trang, quy hoạch địa điểm đã từng tồn tại ngôi trường thành công viên văn hóa khang trang.2. Thành lập vào năm 1896, trường Quốc Học Huế (tên chính thức hiện nay: Trường THPT Chuyên Quốc Học) là một trong những ngôi trường lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Khi mới ra đời, trường có tên là Pháp tự Quốc học Đường (gọi tắt là Quốc Học) với mục đích đào tạo lớp người phục vụ cho chính quyền thực dân phong kiến.Trong lịch sử tồn tại của mình, trường Quốc Học còn nổi tiếng bởi những nhà cách mạng kiệt xuất của Việt Nam đã từng theo học tại đây, trong đó nổi bật là hai tên tuổi Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Năm 1908, Bác Hồ - Nguyễn Tất Thành - đã thi vượt cấp vào lớp đệ nhị niên trung học tại trường Quốc Học niên khoá 1908 - 1909.Đây là giai đoạn xứ Huế đang dấy lên các phong trào đòi cải cách thông qua nhiều hình thức vận động, trong đó có cả cuộc vận động cắt tóc ngắn. Nguyến Tất Thành đã tham gia vào phong trào cắt tóc ấy. Sau này, Người kể lại, ngoài giờ học, Người cũng cầm kéo ra chợ, vận động đồng bào cắt tóc, vừa cắt tóc giúp đồng bào vừa đọc bài vè cổ động cắt tóc.Tuy thời điểm này vốn tiếng Pháp còn ít ỏi, nhưng Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu tiếp xúc với sách báo Pháp, bao gồm cả sách báo mượn của những người lính lê dương trong quân đội Pháp. Đây là tiền đề quan trọng để từ đó Người quyết định ra nước ngoài tìm đường cứu nước.Để ghi nhớ quãng thời gian Bác Hồ học tập tại trường Quốc Học Huế - tượng đài Nguyễn Tất Thành đã được dựng lên giữa sân trường từ năm 1989.3. Nằm ở TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Trường Dục Thanh (viết tắt của Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.Tháng 8/1910, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô - vốn là bạn đồng liêu cũ của cụ Nguyễn Sinh Sắc - giới thiệu đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này. Trong thời gian dạy ở trường, thầy Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy chữ Quốc ngữ và Hán văn, ngoài ra, còn kiêm nhiệm môn thể dục.Ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh.Đến tháng 2/1911, thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh vào Sài Gòn với giấy thông hành tên Văn Ba do các cụ Trần Lệ Chất và Hồ Tá Bang lo giúp. Ngày 05/6/1911, Người rời cảng Nhà Rồng để ra đi tìm đường cứu nước. Vì nhiều lý do khác nhau mà trường Dục Thanh đóng cửa vào năm 1912.Di tích Trường Dục Thanh hiện tại là công trình được phục dựng theo mô tả của các học trò cũ của trường vào thời điểm thầy giáo Nguyễn Tất Thành tham gia giảng dạy. Công trình kiến trúc nguyên bản duy nhất còn tồn tại của ngôi trường lịch sử này là giếng nước mà nhà giáo Nguyễn Tất Thành lấy nước tưới cây mỗi ngày.Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập sáng 2/9/1945.
1. Phía cuối đường Phan Đăng Lưu, thuộc phường Phú Hoà, thành phố Huế có một công viên mang lịch sử rất đặc biệt. Hơn một thế kỷ trước, công viên này chính là nơi tọa lạc của trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, nơi Nguyễn Tất Thành - Bác Hồ thời trẻ - đã theo học những năm 1906 - 1908.
Theo dòng lịch sử, trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba được thành lập năm 1905, trên nền đình chợ Đông Ba cũ (vị trí công viên hiện tại). Năm 1923, trường được di chuyển đến địa điểm trường THPT Gia Hội ngày nay. Nguyễn Tất Thành đã theo học ở trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba niên khoá 1906 - 1907 (lớp nhì) và 1907 - 1908 (lớp nhất).
Là một học trò ham học, thông minh, trong kỳ thi Primaire (tốt nghiệp) năm 1908, Nguyễn Tất Thành là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường, được thi vượt cấp vào lớp đệ nhị, niên học 1908 - 1909, ban Trung học hệ Thành chung, trường Quốc Học Huế.
Trong thời gian học ở trường Đông Ba, Nguyễn Tất Thành cùng bạn bè tìm hiểu và khám phá sự trái ngược giữa thực tế cuộc sống với những điều trong sách vở, đặc biệt là khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” mà thực dân Pháp đang rao giảng. Đây chính là những cơ sở đầu tiên cho nhận thức chính trị của Người.
Để ghi lại dấu ấn khoảng thời gian Nguyễn Tất Thành theo học tại trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, thành phố Huế tiến hành chỉnh trang, quy hoạch địa điểm đã từng tồn tại ngôi trường thành công viên văn hóa khang trang.
2. Thành lập vào năm 1896, trường Quốc Học Huế (tên chính thức hiện nay: Trường THPT Chuyên Quốc Học) là một trong những ngôi trường lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Khi mới ra đời, trường có tên là Pháp tự Quốc học Đường (gọi tắt là Quốc Học) với mục đích đào tạo lớp người phục vụ cho chính quyền thực dân phong kiến.
Trong lịch sử tồn tại của mình, trường Quốc Học còn nổi tiếng bởi những nhà cách mạng kiệt xuất của Việt Nam đã từng theo học tại đây, trong đó nổi bật là hai tên tuổi Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Năm 1908, Bác Hồ - Nguyễn Tất Thành - đã thi vượt cấp vào lớp đệ nhị niên trung học tại trường Quốc Học niên khoá 1908 - 1909.
Đây là giai đoạn xứ Huế đang dấy lên các phong trào đòi cải cách thông qua nhiều hình thức vận động, trong đó có cả cuộc vận động cắt tóc ngắn. Nguyến Tất Thành đã tham gia vào phong trào cắt tóc ấy. Sau này, Người kể lại, ngoài giờ học, Người cũng cầm kéo ra chợ, vận động đồng bào cắt tóc, vừa cắt tóc giúp đồng bào vừa đọc bài vè cổ động cắt tóc.
Tuy thời điểm này vốn tiếng Pháp còn ít ỏi, nhưng Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu tiếp xúc với sách báo Pháp, bao gồm cả sách báo mượn của những người lính lê dương trong quân đội Pháp. Đây là tiền đề quan trọng để từ đó Người quyết định ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
Để ghi nhớ quãng thời gian Bác Hồ học tập tại trường Quốc Học Huế - tượng đài Nguyễn Tất Thành đã được dựng lên giữa sân trường từ năm 1989.
3. Nằm ở TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Trường Dục Thanh (viết tắt của Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.
Tháng 8/1910, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô - vốn là bạn đồng liêu cũ của cụ Nguyễn Sinh Sắc - giới thiệu đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này. Trong thời gian dạy ở trường, thầy Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy chữ Quốc ngữ và Hán văn, ngoài ra, còn kiêm nhiệm môn thể dục.
Ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh.
Đến tháng 2/1911, thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh vào Sài Gòn với giấy thông hành tên Văn Ba do các cụ Trần Lệ Chất và Hồ Tá Bang lo giúp. Ngày 05/6/1911, Người rời cảng Nhà Rồng để ra đi tìm đường cứu nước. Vì nhiều lý do khác nhau mà trường Dục Thanh đóng cửa vào năm 1912.
Di tích Trường Dục Thanh hiện tại là công trình được phục dựng theo mô tả của các học trò cũ của trường vào thời điểm thầy giáo Nguyễn Tất Thành tham gia giảng dạy. Công trình kiến trúc nguyên bản duy nhất còn tồn tại của ngôi trường lịch sử này là giếng nước mà nhà giáo Nguyễn Tất Thành lấy nước tưới cây mỗi ngày.
Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập sáng 2/9/1945.