Trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục có nhắc đến chuyên nhà Đinh và nhà Lê gọi Thanh Hóa là Ái Châu. Năm Thiên Thành thứ 2 (1029), nhà Lý đổi nơi đây thành Thanh Hóa Phủ. Nhưng từ năm Quang Thuận thứ 10 thời Hậu Lê, đích thân vua Lê Thánh Tông ra chỉ, Thanh Hóa Phủ lại được đổi thành Thanh Hoa thừa tuyên.
Cũng kể từ đó, cái tên Thanh Hoa gắn liền với địa phương này cho đến năm 1843. Vua Thiệu Trị là người đã quyết định lấy lại cái tên Thanh Hóa, giống với nhà Đinh, nhà Lê. Việc làm này dược chép trong Đại Nam thực lục như sau:“Xét các sử sách nước Nam, tỉnh Thanh đời xưa là Thanh Hóa. Vậy chuẩn cho lấy lại tên cổ, các dấu quan phòng và ấn triện cũng đổi lại mà ban cấp”.
Lại nói về cái tên Thanh Hoa, thời nhà Mạc, vì nằm cạnh Thanh Hoa mà Ninh Bình từng được gọi là Thanh Hoa ngoại trấn.
Có lời đồn cho biết, xứ Thanh vốn có long mạch nên xưa kia nhiều thầy phong thủy phương Bắc đã đến đây tìm cách trấn yểm. Chúng nói với nhau rằng vùng này đắc địa, sợ sẽ sản sinh ra nhiều bậc đế vương chống lại mình.