Khu nghĩa địa Tiểu Hà nằm ở sa mạc LopNur Tân Cương, được bình chọn là một trong 10 phát hiện khảo cổ lớn nhất của Trung Quốc vào năm 2004. Khi đó đã phát hiện được một xác ướp phụ nữ, xác ướp được bảo tồn nguyên vẹn, và được gọi là “Công chúa Tiểu Hà”. Công chúa Tiểu Hà là ai, vẫn luôn là câu hỏi đối với giới khảo cổ. Tạp chí hàng đầu thế giói “Nature” thời gian trước có đăng một bài nghiên cứu, bằng việc phân tích ADN của xác ướp cuối cùng đã xác nhận được nhân chủng của công chúa Tiểu Hà, giải đáp hàng loạt thắc mắc trước đây.Theo tờ The Paper, khu mộ Tiểu Hà nằm ở sa mạc Taklamakan Tân Cương, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được rất nhiều xác ướp, trong đó xác ướp công chúa Tiểu Hà vì còn nguyên vẹn nhất mà trở nên nổi tiếng. Điều này tạo ra rất nhiều lời đồn đại bên ngoài, bao gồm cả đặc trưng ngoại hình giống người da trắng, mặc quần áo làm từ lông cừu, lương thực thực phẩm của họ chủ yếu gồm thịt bò, thịt cừu, hạt kê, lúa mì, đại mạch, phô mai, khiến giới khảo cổ học đặt ra nhiều nghi ngờ về nguồn gốc của người dân địa phương.Tạp chí khoa học hàng đầu thế giới “Nature” vào ngày 27 đã đăng bài nghiên cứu “ Nguồn gốc tổ hợp gen của xác ướp tại lòng chảo Tarim vào thời kỳ đồ đồng” do nhóm các nhà khoa học 4 nước gồm Mỹ, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc hợp tác nghiên cứu hoàn thành. Các nhà khoa học đã phân tích ADN của 18 xác ướp, trong đó 13 xác ướp từ khu nghĩa địa Tiểu Hà, 5 xác ướp từ lòng chảo Junggar phía bắc Tân Cương. Nghiên cứu nhấn mạnh, những cá thể này là thi thể con người được phát hiện sớm nhất từ trước đến nay tại khu vực này.Thông qua phân tích của nhóm nghiên cứu, những xác ướp vào thời kỳ đồ đồng này thuộc về nhóm người bản địa có sự di truyền độc lập, họ không phải là những người bên ngoài di cư đến lòng chảo Tarim, mà là hậu duệ trực hệ của quần thể thuộc thế Canh Tân (Pleistocen) đã phân bố rộng rãi, nhưng những quần thể này cơ bản đã biến mất vào thời kỳ cuối của kỷ Băng Hà. Quần thể này được gọi là người lai Âu Á thời cổ đại. Trong tổ hợp gen của con người ngày nay chỉ tồn tại một bộ phận nhỏ.Kết quả phân tích đã loại bỏ những giả thiết trước đây, bao gồm giả thiết cho rằng xác ướp là những người di cư từ Siberia, phía bắc Afghanistan hoặc vùng núi Trung Á. Giáo sư về nhân chủng học và xã hội học thuộc đại học Nazarbayev- Paula N.Doumanii Dupuv cho rằng: “Việc giải đáp được nguồn gốc di truyền của văn hóa Tiểu Hà đã giải thích và giới hạn sâu hơn về mô hình giao lưu văn hóa linh hoạt và đa dạng vào thời kỳ đồ đồng tại lục địa Châu Á.” Theo tìm hiểu, công chúa Tiểu Hà còn được gọi là công chúa mỉm cười là xác ướp phụ nữ da trắng vào thời kỳ đồ đồng nổi tiếng được phát hiện vào năm 1934 bởi nhà khảo cổ học người Thụy Điển – Folke Bergman, công chúa Tiểu Hà được cho rằng sinh sống vào khoảng thời gian từ năm 1800 đến 1600 trước công nguyên. Thực chất, công chúa Tiểu Hà chỉ là một người bình thường, không phải vương công quý tộc, nhưng vì vẻ đẹp của cô mà được gọi là “công chúa Tiểu Hà”. Thân phận của cô ấy không có gì đặc biệt, phương thức mai táng, đồ tùy táng cũng giống như người bình thường khác.
Khu nghĩa địa Tiểu Hà nằm ở sa mạc LopNur Tân Cương, được bình chọn là một trong 10 phát hiện khảo cổ lớn nhất của Trung Quốc vào năm 2004. Khi đó đã phát hiện được một xác ướp phụ nữ, xác ướp được bảo tồn nguyên vẹn, và được gọi là “Công chúa Tiểu Hà”. Công chúa Tiểu Hà là ai, vẫn luôn là câu hỏi đối với giới khảo cổ. Tạp chí hàng đầu thế giói “Nature” thời gian trước có đăng một bài nghiên cứu, bằng việc phân tích ADN của xác ướp cuối cùng đã xác nhận được nhân chủng của công chúa Tiểu Hà, giải đáp hàng loạt thắc mắc trước đây.
Theo tờ The Paper, khu mộ Tiểu Hà nằm ở sa mạc Taklamakan Tân Cương, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được rất nhiều xác ướp, trong đó xác ướp công chúa Tiểu Hà vì còn nguyên vẹn nhất mà trở nên nổi tiếng. Điều này tạo ra rất nhiều lời đồn đại bên ngoài, bao gồm cả đặc trưng ngoại hình giống người da trắng, mặc quần áo làm từ lông cừu, lương thực thực phẩm của họ chủ yếu gồm thịt bò, thịt cừu, hạt kê, lúa mì, đại mạch, phô mai, khiến giới khảo cổ học đặt ra nhiều nghi ngờ về nguồn gốc của người dân địa phương.
Tạp chí khoa học hàng đầu thế giới “Nature” vào ngày 27 đã đăng bài nghiên cứu “ Nguồn gốc tổ hợp gen của xác ướp tại lòng chảo Tarim vào thời kỳ đồ đồng” do nhóm các nhà khoa học 4 nước gồm Mỹ, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc hợp tác nghiên cứu hoàn thành. Các nhà khoa học đã phân tích ADN của 18 xác ướp, trong đó 13 xác ướp từ khu nghĩa địa Tiểu Hà, 5 xác ướp từ lòng chảo Junggar phía bắc Tân Cương. Nghiên cứu nhấn mạnh, những cá thể này là thi thể con người được phát hiện sớm nhất từ trước đến nay tại khu vực này.
Thông qua phân tích của nhóm nghiên cứu, những xác ướp vào thời kỳ đồ đồng này thuộc về nhóm người bản địa có sự di truyền độc lập, họ không phải là những người bên ngoài di cư đến lòng chảo Tarim, mà là hậu duệ trực hệ của quần thể thuộc thế Canh Tân (Pleistocen) đã phân bố rộng rãi, nhưng những quần thể này cơ bản đã biến mất vào thời kỳ cuối của kỷ Băng Hà. Quần thể này được gọi là người lai Âu Á thời cổ đại. Trong tổ hợp gen của con người ngày nay chỉ tồn tại một bộ phận nhỏ.
Kết quả phân tích đã loại bỏ những giả thiết trước đây, bao gồm giả thiết cho rằng xác ướp là những người di cư từ Siberia, phía bắc Afghanistan hoặc vùng núi Trung Á. Giáo sư về nhân chủng học và xã hội học thuộc đại học Nazarbayev- Paula N.Doumanii Dupuv cho rằng: “Việc giải đáp được nguồn gốc di truyền của văn hóa Tiểu Hà đã giải thích và giới hạn sâu hơn về mô hình giao lưu văn hóa linh hoạt và đa dạng vào thời kỳ đồ đồng tại lục địa Châu Á.”
Theo tìm hiểu, công chúa Tiểu Hà còn được gọi là công chúa mỉm cười là xác ướp phụ nữ da trắng vào thời kỳ đồ đồng nổi tiếng được phát hiện vào năm 1934 bởi nhà khảo cổ học người Thụy Điển – Folke Bergman, công chúa Tiểu Hà được cho rằng sinh sống vào khoảng thời gian từ năm 1800 đến 1600 trước công nguyên.
Thực chất, công chúa Tiểu Hà chỉ là một người bình thường, không phải vương công quý tộc, nhưng vì vẻ đẹp của cô mà được gọi là “công chúa Tiểu Hà”. Thân phận của cô ấy không có gì đặc biệt, phương thức mai táng, đồ tùy táng cũng giống như người bình thường khác.