Theo bài luận văn được đăng trên “Tạp chí khoa học khảo cổ”, nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Warszawa, Ba Lan phát hiện một thai nhi được bảo quản rất tốt trong bụng của một xác ướp Ai Cập từ hơn 2000 năm trước. Sau khi cơ thể người mẹ mục rữa, bào thai này được ngâm bằng một chất lỏng mang tính axit giống như quả trứng được bao bọc bởi vỏ của nó. Được biết, tính đến nay, đây là bộ xác ướp Ai Cập mang thai duy nhất được phát hiện trên thế giới.
Địa điểm khai quật của bộ xác ướp nữ thần bí này không rõ nên không thể xác định được là ở Thebes miền Nam hay là ở Giza miền Bắc. Theo bài báo, nhà khảo cổ và nhà hóa thạch học tại Đại học Warszawa Ba Lan – Tiến sĩ MarzenaOżarek-Szilke và các đồng nghiệp của mình, vào hồi tháng 4 năm 2021 đã dùng tổ hợp CT và tia X để quét, phát hiện di thể của đứa bé chưa được chào đời này. Bộ xác ướp được cho là mẫu vật xác ướp đầu tiên được biết đến có chứa thai nhi, được Jan Wżyk–Rudzki mang ra khỏi Ai Cập, tháng 12/1826 đã được quyên tặng cho Đại học Warszawa Ba Lan làm mẫu vật.
Scan phát hiện thai nhi trong bụng của xác ướp
Tính đến nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được người phụ nữ thần bí này là ai và điều gì đã khiến cô qua đời khi mới hơn 20 tuổi vào thế kỷ 1 trước công nguyên. Thậm chí, vị trí ngôi mộ của cô cũng bị quên lãng, trong một số ghi chép có cho thấy, cô được phát hiện trong lăng mộ hoàng gia Thebes, còn có một vài ghi chép khác lại nói rằng cô được phát hiện trong kim tự tháp Cheops ở Giza.
Điều mà những nhà nghiên cứu có thể chắc chắn là dựa vào vị trí của thai nhi và trạng thái đóng của đường sinh có thể thấy người phụ nữ này không hề tử vong do sinh con. Trong những nghiên cứu trước đó cho rằng, khi xác ướp tử vong, thai nhi của cô mới chỉ 28 tuần.
Thai nhi được ngâm trong môi trường axit trong bụng mẹ, nên được bảo quản rất hoàn hảo.
Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ MarzenaOżarek-Szilke cho biết, thai nhi được ngâm trong tử cung, độ pH trong máu của thi thể giảm đáng kể, mang tính axit hơn và nồng độ amoniac, axit fomic tăng lên theo thời gian, môi trường mà bào thai đang ở có thể so sánh với môi trường đầm lầy nơi các xác chết cổ đại được bảo quản.
Do axit trong quá trình phân hủy thi thể của người mẹ khiến xương của bào thai bị mất đi chất khoáng (loãng xương) nên đã khiến bào thai rất khó được phát hiện ra. Nhóm nghiên cứu cho biết: “Hãy tưởng tượng nếu cho trứng vào một lọ đầy axid, vỏ trứng bị phân hủy, chỉ còn lại lòng trắng và lòng đỏ, cùng với đó là chất khoáng trong vỏ trứng bị tan ra trong axit”.
Do bị ngâm trong môi trường axit trong thời gian dài, xương của bào thai đã bị phân hủy hết.
Họ có giải thích rằng, trong xác ướp, chất khoáng tan ra từ xương của bào thai sẽ tích lại trong mô của bào thai và xung quanh tử cung, khiến cả hai có mật độ bức xạ cao hơn, từ đó sẽ thể hiện ra hình dạng khác nhau khi chụp CT.
Cùng với việc hoàn thành nghiên cứu bước đầu về xác ướp và đứa trẻ chưa được chào đời, các nhà nghiên cứu hiện đang cố gắng hết sức để tìm ra nguyên nhân tại sao bào thai lại được giữ lại trong thi thể đã mục rữa của người mẹ, vì trong quá trình ướp xác, phần nội tạng của cô đều đã bị cắt bỏ.