Nằm bên Quốc lộ 1 thuộc địa phận thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cây đa Đá Bạc là một cây cổ thụ có giá trị văn hóa, lịch sử đặc biệt của địa phương.Cây có chiều cao khoảng 20m, tán xum xuê, diện tích rộng gần 400m2.Các rễ chính và rễ phụ ôm gọn vào sáu phiến đá lớn kết thành khối có chu vi gần 30m.Cây có dáng đứng kì vĩ, quanh năm tươi tốt, phủ bóng mát cả một vùng rộng lớn.Người dân trong vùng không ai biết cây đa Đá Bạc có từ bao giờ, nhưng theo khảo sát của các chuyên gia, cây có tuổi đời khoảng 300 năm.Đặc biệt, đây là một cây đa rất thiêng theo quan niệm của người dân địa phương.Dưới gốc cây đa cổ thụ có miếu thờ Bà Thủy do ngư dân làng Đá Bạc lập 120 năm trước để cầu cho mưa thuận gió hòa, được mùa tôm cá.Trong thời kì chiến tranh, cây đa Đá Bạc nằm trong khu vực Ngã ba Ràng Bò, một trọng điểm giao thông thường xuyên chịu sự đánh phá ác liệt của địch.Dù vậy, trải qua bao tháng năm khói lửa, cây vẫn đứng vững, tỏa bóng xanh mát đến ngày nay.Do nằm sát đường Quốc lộ 1, cây đa lịch sử này đã trở thành một địa điểm nghỉ chân lí tưởng của du khách gần xa.Với tuổi đời và vẻ đẹp hiếm có của mình, vào năm 2016 cây đa Đá Bạc đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.Một số hình ảnh khác về cây đa Đá Bạc.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm bên Quốc lộ 1 thuộc địa phận thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cây đa Đá Bạc là một cây cổ thụ có giá trị văn hóa, lịch sử đặc biệt của địa phương.
Cây có chiều cao khoảng 20m, tán xum xuê, diện tích rộng gần 400m2.
Các rễ chính và rễ phụ ôm gọn vào sáu phiến đá lớn kết thành khối có chu vi gần 30m.
Cây có dáng đứng kì vĩ, quanh năm tươi tốt, phủ bóng mát cả một vùng rộng lớn.
Người dân trong vùng không ai biết cây đa Đá Bạc có từ bao giờ, nhưng theo khảo sát của các chuyên gia, cây có tuổi đời khoảng 300 năm.
Đặc biệt, đây là một cây đa rất thiêng theo quan niệm của người dân địa phương.
Dưới gốc cây đa cổ thụ có miếu thờ Bà Thủy do ngư dân làng Đá Bạc lập 120 năm trước để cầu cho mưa thuận gió hòa, được mùa tôm cá.
Trong thời kì chiến tranh, cây đa Đá Bạc nằm trong khu vực Ngã ba Ràng Bò, một trọng điểm giao thông thường xuyên chịu sự đánh phá ác liệt của địch.
Dù vậy, trải qua bao tháng năm khói lửa, cây vẫn đứng vững, tỏa bóng xanh mát đến ngày nay.
Do nằm sát đường Quốc lộ 1, cây đa lịch sử này đã trở thành một địa điểm nghỉ chân lí tưởng của du khách gần xa.
Với tuổi đời và vẻ đẹp hiếm có của mình, vào năm 2016 cây đa Đá Bạc đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Một số hình ảnh khác về cây đa Đá Bạc.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.