Bao Công hay còn gọi Bao Chửng là một vị quan thanh liêm, chính trực nổi tiếng dưới thời vua Tống Nhân Tông. Suốt cả cuộc đời, ông giữ đúng đạo làm quan, không tham ô, nhận hối lộ, kết bè kết phái, xử án nghiêm minh bất kể người đó quyền cao chức trọng ra sao...Chính vì những đóng góp to lớn cho triều đình và nhân dân, Bao Công từng được vua Tống Nhân Tông hạ thánh chỉ ban thưởng cho thành Lư Châu vào năm 1602. Khi ấy, Bao Công 62 tuổi.Với tính cách chính trực, Bao Công thẳng thắn từ chối "món quà" mà vua Tống Nhân Tông ban thưởng cho mình. Do đó, nhà vua phải khéo léo thuyết phục Bao Công rằng nên nhận lấy thành Lư Châu coi như tài sản tích cóp cho con cháu sau này.Trước những lời thuyết phục của vua Tống Nhân Tông, Bao Công khó lòng từ chối hậu đãi của bậc đế vương. Nếu từ chối nữa thì ông sẽ không làm tròn bổn phận của một triều thần khi kháng lại thánh chỉ của nhà vua.Sau khi suy nghĩ kỹ, Bao Công trả lời vua Tống Nhân Tông bằng 14 chữ: "Bất yếu Lư Châu phủ nhất chuyên, chích thủ hộ thành hà nhất đoạn".Câu nói này của Bao Công có nghĩa nếu nhà vua ban cho ông thành Lư Châu thì ông sẽ không tiếp nhận. Để cảm ơn sự hậu ái của vua Tống Nhân Tông, Bao Công chỉ xin nhận một đoạn sông của thành Lư Châu. Đoạn sông mà vị quan thanh liêm này chọn là một nhánh sông bị tắc nghẽn quanh năm ở khu vực ngoại ô.Bao Công làm như vậy là có dụng ý. Bởi lẽ, sông không thể phân chia hay tách nhỏ ra như ruộng vườn, đất đai. Đặc điểm này sẽ giúp con cháu của Bao Công tránh được việc phân chia tài sản sau khi ông qua đời.Thêm nữa, khi tiếp nhận đoạn sông này, hậu duệ của Bao Công sẽ phải đảm bảo khúc sông đó luôn khơi thông để có thể dẫn nước sông tưới tiêu cho khu vực đồng ruộng xung quanh.Khi ấy, con cháu của Bao Công và người dân có thể canh tác nông nghiệp thuận lợi và tự kiếm sống nuôi bản thân bằng chính khả năng của mình.Nhờ vậy, hậu duệ của Bao Công sẽ tự nỗ lực phấn đấu để trở thành người thành đạt, giàu sang, giúp chấn hưng gia tộc. Quả thật, con cháu của vị quan thanh liêm này đã làm rạng rỡ tổ tiên khi phấn đấu thành tài và giúp gia tộc hưng thịnh suốt nhiều thế kỷ.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Bao Công hay còn gọi Bao Chửng là một vị quan thanh liêm, chính trực nổi tiếng dưới thời vua Tống Nhân Tông. Suốt cả cuộc đời, ông giữ đúng đạo làm quan, không tham ô, nhận hối lộ, kết bè kết phái, xử án nghiêm minh bất kể người đó quyền cao chức trọng ra sao...
Chính vì những đóng góp to lớn cho triều đình và nhân dân, Bao Công từng được vua Tống Nhân Tông hạ thánh chỉ ban thưởng cho thành Lư Châu vào năm 1602. Khi ấy, Bao Công 62 tuổi.
Với tính cách chính trực, Bao Công thẳng thắn từ chối "món quà" mà vua Tống Nhân Tông ban thưởng cho mình. Do đó, nhà vua phải khéo léo thuyết phục Bao Công rằng nên nhận lấy thành Lư Châu coi như tài sản tích cóp cho con cháu sau này.
Trước những lời thuyết phục của vua Tống Nhân Tông, Bao Công khó lòng từ chối hậu đãi của bậc đế vương. Nếu từ chối nữa thì ông sẽ không làm tròn bổn phận của một triều thần khi kháng lại thánh chỉ của nhà vua.
Sau khi suy nghĩ kỹ, Bao Công trả lời vua Tống Nhân Tông bằng 14 chữ: "Bất yếu Lư Châu phủ nhất chuyên, chích thủ hộ thành hà nhất đoạn".
Câu nói này của Bao Công có nghĩa nếu nhà vua ban cho ông thành Lư Châu thì ông sẽ không tiếp nhận. Để cảm ơn sự hậu ái của vua Tống Nhân Tông, Bao Công chỉ xin nhận một đoạn sông của thành Lư Châu. Đoạn sông mà vị quan thanh liêm này chọn là một nhánh sông bị tắc nghẽn quanh năm ở khu vực ngoại ô.
Bao Công làm như vậy là có dụng ý. Bởi lẽ, sông không thể phân chia hay tách nhỏ ra như ruộng vườn, đất đai. Đặc điểm này sẽ giúp con cháu của Bao Công tránh được việc phân chia tài sản sau khi ông qua đời.
Thêm nữa, khi tiếp nhận đoạn sông này, hậu duệ của Bao Công sẽ phải đảm bảo khúc sông đó luôn khơi thông để có thể dẫn nước sông tưới tiêu cho khu vực đồng ruộng xung quanh.
Khi ấy, con cháu của Bao Công và người dân có thể canh tác nông nghiệp thuận lợi và tự kiếm sống nuôi bản thân bằng chính khả năng của mình.
Nhờ vậy, hậu duệ của Bao Công sẽ tự nỗ lực phấn đấu để trở thành người thành đạt, giàu sang, giúp chấn hưng gia tộc. Quả thật, con cháu của vị quan thanh liêm này đã làm rạng rỡ tổ tiên khi phấn đấu thành tài và giúp gia tộc hưng thịnh suốt nhiều thế kỷ.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.