Năm 228, Gia Cát Lượng phát động chiến dịch Bắc phạt lần đầu tiên. Ông đích thân thống lĩnh 10 vạn đại quân xuất phát từ Hán Trung tiến đánh nhà Tào Ngụy. Khi diễn ra sự kiện này, võ tướng Triệu Vân là người duy nhất trong ngũ hổ tướng nhà Thục Hán còn sống. Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng Triệu Vân vẫn được Khổng Minh tin tưởng, giao cho trọng trách quan trọng trong chiến dịch Bắc phạt.Trận chiến tại Cơ Cốc là trận đánh lớn cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của Triệu Vân. Khi ấy, theo sự sắp xếp của Gia Cát Lượng, Triệu Vân và tướng Đặng Chi dẫn theo một lực lượng nhỏ thực hiện kế nghi binh, đánh chiếm Cơ Cốc.Chiêu nghi binh của quân Thục đã khiến Tào Ngụy nghĩ rằng hướng tiến quân của Triệu Vân là công đánh cố đô Trường An. Trong khi đó, Gia Cát Lượng dẫn đại quân chủ lực của nhà Thục tiến đánh dải Lũng Hữu của Tào Ngụy.Do quân Tào Ngụy bị bất ngờ, không có sự đề phòng chuẩn bị từ trước nên lực lượng nhà Thục giành được những chiến thắng, chiếm được lợi thế trên chiến trường.Để thay đổi tình thế, nhà Tào Ngụy điều mãnh tướng Tào Chân dẫn đại quân đánh chặn. Khi ấy, Triệu Vân dẫn một nhóm binh lính dẫn dụ đại quân của Tào Chân đến lối vào Cơ Cốc, tạo điều kiện thuận lợi cho cánh quân chủ lục của Gia Cát Lượng tiếp tục đà tiến công.Tuy nhiên, tướng Mã Tốc của nhà Thục không làm theo lệnh của Gia Cát Lượng, tự ý thay đổi chiến thuật nên làm mất Nhai Đình vào tay Tào Ngụy.Trong bối cảnh đó, Triệu Vân với kinh nghiệm chiến đấu lâu năm đã chỉ huy số quân ít ỏi kìm chân lực lượng của Tào Chân trong một thời gian dài để giúp đại quân do Gia Cát Lượng rút lui, tránh được cảnh toàn quân bị tiêu diệt.Khi Tào Chân phát hiện quân Thục đang lui binh liền truy kích, Triệu Vân chủ động đi phía sau bảo vệ mọi người rút về Hán Trung. Trong tình huống nguy cấp, Triệu Vân phóng hỏa thiêu rụi Cơ Cốc, đốt cháy con hẻm duy nhất nối giữa Trung Nguyên và Thục Địa khiến lực lượng của Tào Chân không thể tiếp tục truy đuổi.Dù ở trong tình huống nguy hiểm nhưng Triệu Vân vẫn bình tĩnh, mưu trí giúp quân Thục tránh được tổn thất nặng nề. Dù lập được công như vậy nhưng sau khi về nước, võ tướng này bị giáng chức thành Định quân tướng quân. Mã Tốc và nhiều người khác bị trừng phạt nghiêm khắc.Gia Cát Lượng biết rõ nếu không có Triệu Vân thì quân Thục sẽ tổn thấy nhiều hơn. Vì vậy, Khổng Minh định lấy vải vóc để ban thưởng cho Triệu Vân và binh sĩ dưới trướng. Triệu Vân liền từ chối vì đội quân do ông chỉ huy đã để thua trận, không xứng đáng nhận thưởng. Một năm sau, Triệu Vân qua đời, hưởng thọ 76 tuổi. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.
Năm 228, Gia Cát Lượng phát động chiến dịch Bắc phạt lần đầu tiên. Ông đích thân thống lĩnh 10 vạn đại quân xuất phát từ Hán Trung tiến đánh nhà Tào Ngụy. Khi diễn ra sự kiện này, võ tướng Triệu Vân là người duy nhất trong ngũ hổ tướng nhà Thục Hán còn sống. Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng Triệu Vân vẫn được Khổng Minh tin tưởng, giao cho trọng trách quan trọng trong chiến dịch Bắc phạt.
Trận chiến tại Cơ Cốc là trận đánh lớn cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của Triệu Vân. Khi ấy, theo sự sắp xếp của Gia Cát Lượng, Triệu Vân và tướng Đặng Chi dẫn theo một lực lượng nhỏ thực hiện kế nghi binh, đánh chiếm Cơ Cốc.
Chiêu nghi binh của quân Thục đã khiến Tào Ngụy nghĩ rằng hướng tiến quân của Triệu Vân là công đánh cố đô Trường An. Trong khi đó, Gia Cát Lượng dẫn đại quân chủ lực của nhà Thục tiến đánh dải Lũng Hữu của Tào Ngụy.
Do quân Tào Ngụy bị bất ngờ, không có sự đề phòng chuẩn bị từ trước nên lực lượng nhà Thục giành được những chiến thắng, chiếm được lợi thế trên chiến trường.
Để thay đổi tình thế, nhà Tào Ngụy điều mãnh tướng Tào Chân dẫn đại quân đánh chặn. Khi ấy, Triệu Vân dẫn một nhóm binh lính dẫn dụ đại quân của Tào Chân đến lối vào Cơ Cốc, tạo điều kiện thuận lợi cho cánh quân chủ lục của Gia Cát Lượng tiếp tục đà tiến công.
Tuy nhiên, tướng Mã Tốc của nhà Thục không làm theo lệnh của Gia Cát Lượng, tự ý thay đổi chiến thuật nên làm mất Nhai Đình vào tay Tào Ngụy.
Trong bối cảnh đó, Triệu Vân với kinh nghiệm chiến đấu lâu năm đã chỉ huy số quân ít ỏi kìm chân lực lượng của Tào Chân trong một thời gian dài để giúp đại quân do Gia Cát Lượng rút lui, tránh được cảnh toàn quân bị tiêu diệt.
Khi Tào Chân phát hiện quân Thục đang lui binh liền truy kích, Triệu Vân chủ động đi phía sau bảo vệ mọi người rút về Hán Trung. Trong tình huống nguy cấp, Triệu Vân phóng hỏa thiêu rụi Cơ Cốc, đốt cháy con hẻm duy nhất nối giữa Trung Nguyên và Thục Địa khiến lực lượng của Tào Chân không thể tiếp tục truy đuổi.
Dù ở trong tình huống nguy hiểm nhưng Triệu Vân vẫn bình tĩnh, mưu trí giúp quân Thục tránh được tổn thất nặng nề. Dù lập được công như vậy nhưng sau khi về nước, võ tướng này bị giáng chức thành Định quân tướng quân. Mã Tốc và nhiều người khác bị trừng phạt nghiêm khắc.
Gia Cát Lượng biết rõ nếu không có Triệu Vân thì quân Thục sẽ tổn thấy nhiều hơn. Vì vậy, Khổng Minh định lấy vải vóc để ban thưởng cho Triệu Vân và binh sĩ dưới trướng. Triệu Vân liền từ chối vì đội quân do ông chỉ huy đã để thua trận, không xứng đáng nhận thưởng. Một năm sau, Triệu Vân qua đời, hưởng thọ 76 tuổi. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.