Dưới thời Tam quốc, Quan Vũ và Triệu Vân là hai hổ tướng xuất chúng của nhà Thục Hán. Họ đã dẫn quân chinh chiến nhiều năm, đối đầu với nhiều kẻ địch mạnh. Theo đó, họ đã giành được không ít thắng lợi và cũng nếm mùi thất bại.Mặc dù Quan Vũ và Triệu Vân đều từng thất bại trên chiến trường nhưng đại quân dưới trướng của họ có hành động trái ngược. Trong khi Triệu Vân bại trận nhưng không binh sĩ nào bỏ chạy thì Quan Vũ lại rơi vào hoàn cảnh trái ngược. Đại quân dưới trướng Quan Vũ đều bỏ chạy khi mãnh tướng này thua trận.Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao lại có sự khác biệt lớn như vậy. Trước bí ẩn này, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu các ghi chép nhằm tìm ra lời giải.Theo các nhà nghiên cứu, khi Quan Vũ bại trận, toàn bộ đại quân đều bỏ chạy nhưng không tướng sĩ nào rời bỏ Triệu Vân khi vị tướng này thất bại xuất phát từ tính cách, phẩm chất của 2 mãnh tướng này.Cụ thể, Triệu Vân là một trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán. Là người văn võ song toàn, dũng mãnh, gan dạ, hết mực trung thành, ông đã nhiều lần dẫn quân đánh địch và giành chiến thắng lừng lẫy.Theo sử liệu, Triệu Vân từng chịu thất bại duy nhất khi theo Gia Cát Lượng tham gia chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất năm 228. Ban đầu, Triệu Vân cùng với đại quân của nhà Thục đã có cơ hội để giành chiến thắng trước lực lượng Tào Ngụy. Thế nhưng, Mã Tắc - vị tướng trấn thủ Nhai Đình phạm sai lầm nên mất vùng đất trọng yếu này vào tay địch. Do Nhai Đình bị thất thủ nên Triệu Vân và quân Thục đành phải rút lui.Thấy quân Tào Ngụy truy kích quá đông, Triệu Vân mưu trí dùng kế nghi binh cố thủ, phóng hỏa thiêu rụi Cơ Cốc. Không những vậy, Triệu Vân đảm nhận vị trí chặn hậu và chỉ huy quân Thục rút lui có kỷ luật nên giảm thiểu thương vong xuống mức thấp nhất.Triệu Vân là vị tướng có tài, coi binh sĩ dưới trướng như huynh đệ, liều mạng bảo vệ họ rút lui an toàn. Vậy nên, đại quân do Triệu Vân
dẫn dắt đều hiểu được tính cách và tấm lòng của vị tướng này nên không ai rời bỏ khi bại trận.Trong khi đó, Quan Vũ có võ nghệ cao cường, dũng cảm, gan dạ nhưng lại quá kiêu ngạo, nảy sinh mâu thuẫn với không ít người.Do không quá coi trọng binh sĩ dưới trướng và hiếm khi thể hiện tình đồng đội nên khi Quan Vũ thắng trận, nhiều người sẽ đi theo. Ngược lại, nếu Quan Vũ thua thì binh sĩ dưới trướng sẽ tự tìm cách rời bỏ để bảo toàn tính mạng vì không nhìn thấy tương lai. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.
Dưới thời Tam quốc, Quan Vũ và Triệu Vân là hai hổ tướng xuất chúng của nhà Thục Hán. Họ đã dẫn quân chinh chiến nhiều năm, đối đầu với nhiều kẻ địch mạnh. Theo đó, họ đã giành được không ít thắng lợi và cũng nếm mùi thất bại.
Mặc dù Quan Vũ và Triệu Vân đều từng thất bại trên chiến trường nhưng đại quân dưới trướng của họ có hành động trái ngược. Trong khi Triệu Vân bại trận nhưng không binh sĩ nào bỏ chạy thì Quan Vũ lại rơi vào hoàn cảnh trái ngược. Đại quân dưới trướng Quan Vũ đều bỏ chạy khi mãnh tướng này thua trận.
Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao lại có sự khác biệt lớn như vậy. Trước bí ẩn này, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu các ghi chép nhằm tìm ra lời giải.
Theo các nhà nghiên cứu, khi Quan Vũ bại trận, toàn bộ đại quân đều bỏ chạy nhưng không tướng sĩ nào rời bỏ Triệu Vân khi vị tướng này thất bại xuất phát từ tính cách, phẩm chất của 2 mãnh tướng này.
Cụ thể, Triệu Vân là một trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán. Là người văn võ song toàn, dũng mãnh, gan dạ, hết mực trung thành, ông đã nhiều lần dẫn quân đánh địch và giành chiến thắng lừng lẫy.
Theo sử liệu, Triệu Vân từng chịu thất bại duy nhất khi theo Gia Cát Lượng tham gia chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất năm 228. Ban đầu, Triệu Vân cùng với đại quân của nhà Thục đã có cơ hội để giành chiến thắng trước lực lượng Tào Ngụy. Thế nhưng, Mã Tắc - vị tướng trấn thủ Nhai Đình phạm sai lầm nên mất vùng đất trọng yếu này vào tay địch. Do Nhai Đình bị thất thủ nên Triệu Vân và quân Thục đành phải rút lui.
Thấy quân Tào Ngụy truy kích quá đông, Triệu Vân mưu trí dùng kế nghi binh cố thủ, phóng hỏa thiêu rụi Cơ Cốc. Không những vậy, Triệu Vân đảm nhận vị trí chặn hậu và chỉ huy quân Thục rút lui có kỷ luật nên giảm thiểu thương vong xuống mức thấp nhất.
Triệu Vân là vị tướng có tài, coi binh sĩ dưới trướng như huynh đệ, liều mạng bảo vệ họ rút lui an toàn. Vậy nên, đại quân do Triệu Vân
dẫn dắt đều hiểu được tính cách và tấm lòng của vị tướng này nên không ai rời bỏ khi bại trận.
Trong khi đó, Quan Vũ có võ nghệ cao cường, dũng cảm, gan dạ nhưng lại quá kiêu ngạo, nảy sinh mâu thuẫn với không ít người.
Do không quá coi trọng binh sĩ dưới trướng và hiếm khi thể hiện tình đồng đội nên khi Quan Vũ thắng trận, nhiều người sẽ đi theo. Ngược lại, nếu Quan Vũ thua thì binh sĩ dưới trướng sẽ tự tìm cách rời bỏ để bảo toàn tính mạng vì không nhìn thấy tương lai. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.