Tô Thuyên vốn là vợ của giáo chủ Thần Long giáo - Hồng An Thông, nhưng vì trong lòng Tô Thuyên luôn tìm cách phản lại chồng, ngày ngày mong ngóng đến đứa con chung với Vi Tiểu Bảo. Để rồi sau khi Thần Long giáo bị hủy hoại, Tô Thuyên mới chính thức trở thành một trong 7 bà vợ của Vi Tiểu Bảo.
Trong số những người vợ của Tiểu Bảo, Tô Thuyên là người đẹp lớn tuổi nhất, không những thế cô cũng là người tài sắc vẹn toàn, thông minh xinh đẹp. Về sau, Tô Thuyên cùng Vi Tiểu Bảo ẩn cư tại Đại Lý của Vân Nam.
Mặc dù về tuổi tác, Tô Thuyên được coi là lớn tuổi nhất trong số 7 bà vợ của Vi Tiểu Bảo, thế nhưng không vì vậy mà nhan sắc của cô lại tỏ ra kém phần. Thay vào đó là một vẻ đẹp mà như trong nguyên tác Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung miêu tả: “Xem về hình dáng thì không quá 23 tuổi, nụ cười nhỏ nhặt, quyến rũ xinh đẹp không ai sánh bì”, hay “khi lớp bụi trôi đi làm lộ ra gương mặt kiều diễm lạ kỳ. Tuổi đời hơn Phương Di 5 – 6 tuổi, so về dung mạo còn đẹp hơn gấp bội, lại vốn là vợ của chủ giáo Hồng. Sau khi uống đã ngấm rượu, đôi má đẹp tựa cánh hoa đào, làn da tựa như dòng nước. Trước giờ Vi Tiểu Bảo từng động lòng trước nhan sắc của vợ giáo chủ Hồng, nhưng luôn dè chừng còn không dám dù chỉ liếc nhìn.
Lúc này đây khi người đẹp đã say mềm như bún, cũng là khi thời cơ đã tới, y thò tay phải ra, véo lên má nàng một cái, mắt nàng vẫn nhắm nghiền, không cảm giác. Tim hắn đập choi choi trong lồng ngực, vẫn dùng tay véo thêm một cái bên má còn lại”.
Hoặc có đoạn nói về suy nghĩ của Vi Tiểu Bảo khi bắt gặp Hồng phu nhân thời gian đầu: “Vi Tiểu Bảo nhìn xa xăm, trông thấy người con gái tựa được đúc từ ngọc trắng mà ra, trong lòng hắn ngay lập tức dấy lên suy nghĩ: Người phụ nữ này mà lấy về làm vợ thì còn gì bằng. Nếu cô nàng đến Lệ Xuân Viện buôn bán, khách khứa Dương Châu đến đây ắt sẽ tăng ầm ầm”.
Đó là những dòng mô tả về nhan sắc tuyệt thế giai nhân của vợ cũ giáo chú Thần Long giáo. Trong số 7 bà vợ, xét về nhan sắc thì Tô Thuyên chỉ dưới A Kha. Ngoài ra, nàng còn có nhiều cái nhất so với 6 người đẹp còn lại: nhiều tuổi nhất, bản lĩnh nhất, võ công cao cường nhất. Do đó, khi về với già Vi gia, Tô Thuyên nghiễm nhiên trở thành dâu cả, là người lãnh đạo trong số 7 bà vợ của Vi Tiểu Bảo.
Vốn lẽ Tô Thuyên bị Hồng An Thông - giáo chủ Thần Long giáo, một kẻ tàn độc, giết người không gớm tay bắt cóc về làm vợ, sau này trở thành vợ của Vi Tiểu Bảo. Về tuổi đời, Tô Thuyên lớn tuổi nhất và đồng thời cũng là chị cả trong số các bà vợ của Tiểu Bảo. Lý do Tô Thuyên về làm vợ Vi Tiểu Bảo cũng tương tự như trường hợp của A Kha là đều bị y làm cho có bầu và gả hôn như chuyện đã rồi. Về nơi sinh, quê quán của Tô Thuyên không hề được Kim Dung nhắc đến.
Tô Thuyên là hóa thân của Vạn Thánh công chúa trong Tây Du Ký
Hình tượng nàng Tô Thuyên dung mạo tựa tiên giáng trần, võ nghệ cao cường vốn được coi là lấy hình tượng từ Long Nữ Vạn Thánh công chúa ở chốn Long cung tại đầm Bích Ba (hay còn gọi là công chúa động Bích Ba) trong tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.
|
Hình tượng nàng Tô Thuyên được phát triển từ tạo hình Vạn Thánh công chúa trong Tây Du Ký. |
Như vậy, việc Tô Thuyên hoàn toàn có thể là hóa thân của Vạn Thánh công chúa bởi, thứ nhất Tô Thuyên sau khi được gả cho Vi Tiểu Bảo xuất phát từ chuyện Vạn Thánh công chúa chọn phò mã Cửu Đầu Trùng (hay Cửu Đầu Điểu – chim chín đầu) mà ra; thứ hai là việc người của Tô Thuyên ăn cắp kinh Phật cũng xuất phát từ việc Vạn Thánh công chúa ăn cắp cỏ Cửu Diệp Linh Chi.
Vì lẽ đó có thể so sánh giữa cặp Long nữ Vạn Thánh công chúa - phu nhân giáo chủ Thần Long giáo với phò mã Cửu Đầu Trùng - ông xã Vi Tiểu Bảo.
Cụ thể hơn, trong Tây Du Ký có kể về Long Vương Vạn Thánh ở long cung động Bích Ba núi Loạn Thạch có một cô con gái là Vạn Thánh công chúa, dung mạo tuyệt sắc mỹ miều, có 20 tài phép. Vạn Thánh công chúa đến tuổi kén phò mã đã chọn Cửu Đầu Điểu thần thông quảng đại làm chồng. Về sau Cửu Đầu Điểu và Vạn Thánh công chúa hiệp sức cùng nhau đánh cắp xã lợi bảo phật trên bảo tháp tại chùa Kim Quang của đất nước Sái Trại.
Còn trong Lộc đỉnh ký, Tô Thuyên và giáo chủ Thần Long giáo Hồng An Thông thực ra chỉ có quan hệ vợ chồng trên danh nghĩa mà không hề có hạnh phúc. Bởi lẽ Hồng An Thông vừa già lại vừa xấu, hơn nữa hôn nhân giữa hai người là ép buộc (Hồng An Thông bắt cóc Tô Thuyên về ép làm vợ). Ngoài ra, để tu luyện võ công, Hồng An Thông cũng phải kiêng chuyện giường chiếu.
Cuối cùng trải qua bao biến cố, Tô Thuyên trở thành vợ của Vi Tiểu Bảo (được coi như hóa thân của Cửu Đầu Điểu). Vi Tiểu Bảo cũng “thần thông quảng đại”. Trong khi Thần Long giáo chủ lấy được quốc bảo Tứ thập nhị chương kinh của nhà Thanh. Ngoài ra, việc đánh cắp xá lợi bảo phật – cỏ Cửu Diệp Linh Chi – Tứ thập nhị chương kinh đều được thực hiện một cách hết sức liều mình, dũng cảm.
Có thể nhận thấy trong nguyên tác Tây Du Ký, sau khi có được xá lợi bảo phật mang về long cung động Bích Ba, Vạn Thánh công chúa còn không ngại hiểm nguy khi lên tận Đại La Thiên, đến trước điện Lăng Tiêu và ăn cắp cỏ Cửu Diệp Linh Chi của Vương mẫu nương nương có tác dụng giữ ấm cho xá lợi phật bảo. Điều này cho thấy việc Vạn Thánh công chúa đánh cặp xá lợi phật bảo đã hết sức liều mạng và chuyên tâm.
Còn trong Lộc đỉnh ký, phu nhân Thần Long giáo chủ là Tô Thuyên cũng hết sức liều lĩnh và chuyên tâm khi đánh cắp Tứ thập nhị chương kinh. Những hành động như ép buộc thuộc hạ phải giao nộp kinh thư trong khoảng thời gian đã định đều vốn dĩ do chủ đích của Tô Thuyên và không hề liên quan đến giáo chủ Hồng.