Ngày, tháng, năm sinh: 20/9/1956
Thành tích đạt được
Đã thực hiện thành công Đề tài “Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ phòng trừ sâu đục cuống quả vải Conopomorpha sinensis Bradley (Lep.: Glacilariidae) trong sản xuất vải quả hàng hoá an toàn phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu”, được Hội đồng khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao và công nhận là tiến bộ kỹ thuật trong phòng trừ sâu đục cuống quả vải.
Đã thực hiện Đề tài “Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa thuần siêu cao sản cho các tỉnh phía Bắc”, đã đánh giá và duy trì nguồn gen lúa được 600 mẫu giống lúa và chọn ra được 20 dòng, giống lúa cho năng suất cao từ 9-10 tấn/ha, chất lượng gạo tốt có hàm lượng Amylose < 23%, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tăng năng suất, chất lượng, tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa góp phần xóa đói giảm nghèo. Về hiệu quả xã hội, đề tài đã góp phần sử dụng các giống có khả năng chống chịu với sâu bệnh, dùng ít phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật kết hợp với các quy trình canh tác tổng hợp sẽ giảm thiểu tác động tới môi trường của sản xuất lúa.
Phối hợp với Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm và Viện Di truyền Nông nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, cùng với các chuyên gia Anh quốc, thực hiện đề tài “Nghiên cứu và phát triển khả năng sử dụng rơm rạ làm nguồn nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học”. Các kết quả đạt được gồm thu thập, đánh giá bộ giống lúa thương phẩm cho nghiên cứu khả năng phân hủy rơm rạ cho sản xuất nhiên liệu sinh học; nghiên cứu, phân tích hiệu quả kinh tế, tác động môi trường, xã hội của việc xử lý rơm rạ làm năng lượng sinh học, bản đồ hoá các vùng cung ứng rơm rạ tập trung (3 vùng trồng luá chính cuả Việt Nam: ĐBSH, đồng bằng ven biển miền Trung, ĐBSCL); phân tích các chính sách hiện hành liên quan đến việc sử dụng rơm rạ và các phụ phẩm sau chế biến lúa gạo tại các vùng sản xuất.
Thực hiện đề tài “Nghiên cứu nguyên nhân chính gây chết cây cà phê tái canh và đề xuất giải pháp khắc phục” đã thu được kết quả khả quan, có ý nghĩa trong việc chỉ đạo sản xuất cà phê bền vững, hiệu quả, thân thiện với môi trường, đã đề xuất các giải pháp như sau trong tái canh cà phê.
Đối với các hoạt động trong Hội Khoa học kỹ thuật Bảo vệ Thực vật, đã có nhiều đóng góp về chuyên môn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, viết bài về sản xuất nông nghiệp và bảo vệ thực vật, đóng góp ý kiến tư vấn về lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tham gia công tác truyền thông, như phỏng vấn, viết bài trên báo Nông nghiệp Việt Nam, định hướng nghiên cứu về bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp hiện nay,vv.
Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, giải thưởng
- Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2012.
- Huân chương Lao động Hạng Nhất năm 2016.
- Bằng khen của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương trong suốt 5 năm liền, từ năm 2008 đến năm 2012.
- Bằng khen Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn 2010-2015.
- Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam năm 2010.
- Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam năm 2012.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật do Liên hiệp Hội việt Nam trao tặng.
- Giấy khen Ban Chấp hàng Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2012.
- Chiến sỹ thi đua cấp Bộ giai đoạn 2011-2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Bằng khen Ban chấp hành Công đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông năm 2014.
- Bằng khen Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010-2014.
- Được tôn vinh điển hình tiên tiến trong CNVCLĐ Ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2010-2015.
- Tiến bộ kỹ thuật về phòng trừ tổng hợp sâu đục cuống quả vải, Conopomorpha sinensis Bradley năm 2012 của Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp.