Từ Stonehenge (tượng đài cự thạch ở Anh) đến Macchu Piccu (khu tàn tích Inca tại Peru), các dân tộc cổ đại đã tìm cách di chuyển loạt viên đá có tỷ lệ lớn để xây dựng kỳ quan. Người Olmec ở Trung Mỹ có thể di chuyển đầu đá khổng lồ bằng cách thả xuống sông trên bè. Người Inca ở miền Nam Mỹ kéo tảng đá hàng chục km để tạo ra vương quốc trên đỉnh núi. Người dân đảo Phục Sinh (Chile) chạm khắc và di chuyển các tác phẩm điêu khắc đá lớn nhất thế giới. Ảnh: BBC, Ticket Machu Picchu, Atlas Obscura, Latinamericanalliance.Tuy nhiên, tảng đá đẽo lớn nhất không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trong số này. Viên cự thạch khổng lồ được phát hiện ở thị trấn Baalbeck, Lebanon, trong tàn tích của thành cổ Heliopolis, tồn tại từ thời Hy Lạp và La Mã. Ảnh: Wikimedia Commons.3 viên đá đẽo gọi là trilithon được tìm thấy trong các tàn tích của đền thờ thần Jupiter. Mỗi chiếc ước tính nặng hơn 750 tấn. Việc xây dựng trên ngôi đền Jupiter khổng lồ của La Mã bắt đầu khoảng 27 năm trước khi Chúa Jesus ra đời. Hầu hết học giả đồng ý rằng các khối đá do người La Mã cắt. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy trilithon có thể hiện diện trước khi người La Mã xuất hiện ở Trung Đông. Những viên đá còn được cho là đã tồn tại trước thời kỳ Alexander Đại đế thành lập Heliopolis (năm 334 trước Công nguyên). Ảnh: Wondermondo.Người cổ đại đã nghĩ ra cách di chuyển quãng đường dài các tảng đá lớn từ mỏ, sau đó nhấc chúng lên trên những khối đá nhỏ hơn. Ngoài trilithon, tảng đá thứ 4 trong ngôi đền có kích thước khổng lồ, được cho là viên cự thạch lớn nhất được con người đẽo. Ảnh: Saalome.Được biết đến với cái tên “Stone of the Pregnant Woman” (tạm dịch: hòn đá của người phụ nữ mang thai), viên cự thạch nặng khoảng 1.200 tấn, tương đương cân nặng của 3 chiếc máy bay Boeing 747. Ảnh: Foro-Overland.Khi các thiết bị công nghệ hiện đại chưa ra đời, việc di chuyển cũng như cách đặt tảng đá nghìn tấn vào đúng vị trí của nó là thách thức lớn đối với con người. Cách để các kiến trúc sư La Mã điều khiển những khối đá khổng lồ đến nay vẫn là một câu chuyện gây tranh luận. Ảnh: Hiddenincatours.
Từ Stonehenge (tượng đài cự thạch ở Anh) đến Macchu Piccu (khu tàn tích Inca tại Peru), các dân tộc cổ đại đã tìm cách di chuyển loạt viên đá có tỷ lệ lớn để xây dựng kỳ quan. Người Olmec ở Trung Mỹ có thể di chuyển đầu đá khổng lồ bằng cách thả xuống sông trên bè. Người Inca ở miền Nam Mỹ kéo tảng đá hàng chục km để tạo ra vương quốc trên đỉnh núi. Người dân đảo Phục Sinh (Chile) chạm khắc và di chuyển các tác phẩm điêu khắc đá lớn nhất thế giới. Ảnh: BBC, Ticket Machu Picchu, Atlas Obscura, Latinamericanalliance.
Tuy nhiên, tảng đá đẽo lớn nhất không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trong số này. Viên cự thạch khổng lồ được phát hiện ở thị trấn Baalbeck, Lebanon, trong tàn tích của thành cổ Heliopolis, tồn tại từ thời Hy Lạp và La Mã. Ảnh: Wikimedia Commons.
3 viên đá đẽo gọi là trilithon được tìm thấy trong các tàn tích của đền thờ thần Jupiter. Mỗi chiếc ước tính nặng hơn 750 tấn. Việc xây dựng trên ngôi đền Jupiter khổng lồ của La Mã bắt đầu khoảng 27 năm trước khi Chúa Jesus ra đời. Hầu hết học giả đồng ý rằng các khối đá do người La Mã cắt. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy trilithon có thể hiện diện trước khi người La Mã xuất hiện ở Trung Đông. Những viên đá còn được cho là đã tồn tại trước thời kỳ Alexander Đại đế thành lập Heliopolis (năm 334 trước Công nguyên). Ảnh: Wondermondo.
Người cổ đại đã nghĩ ra cách di chuyển quãng đường dài các tảng đá lớn từ mỏ, sau đó nhấc chúng lên trên những khối đá nhỏ hơn. Ngoài trilithon, tảng đá thứ 4 trong ngôi đền có kích thước khổng lồ, được cho là viên cự thạch lớn nhất được con người đẽo. Ảnh: Saalome.
Được biết đến với cái tên “Stone of the Pregnant Woman” (tạm dịch: hòn đá của người phụ nữ mang thai), viên cự thạch nặng khoảng 1.200 tấn, tương đương cân nặng của 3 chiếc máy bay Boeing 747. Ảnh: Foro-Overland.
Khi các thiết bị công nghệ hiện đại chưa ra đời, việc di chuyển cũng như cách đặt tảng đá nghìn tấn vào đúng vị trí của nó là thách thức lớn đối với con người. Cách để các kiến trúc sư La Mã điều khiển những khối đá khổng lồ đến nay vẫn là một câu chuyện gây tranh luận. Ảnh: Hiddenincatours.