Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, trải qua quá trình phát triển lâu dài, kể từ khi vua Ngô Quyền dựng nước, chế độ phong kiến ở Việt Nam phát triển đến đỉnh cao dưới thời Hậu Lê.
Với những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực, Lê Thánh Tông (1460-1497) của nhà Hậu Lê được xem là vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử nước ta.
Lê Thánh Tông (1442-1497) là vị hoàng đế thứ tư của nhà Hậu Lê. Ông là con của vua Lê Thái Tông, có tên húy là Lê Tư Thành.
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Lê Thánh Tông có: “Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước".
Lê Thánh Tông lên ngôi năm 1460 khi Lê Nghi Dân bị lật đổ. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", năm 1459, Lê Nghi Dân lập kế giết hại em trai là Lê Nhân Tông để giành ngôi báu. Sau đó không lâu, ông ta bị đình thần lật đổ, đưa Lê Tư Thành lên làm vua, tức Lê Thánh Tông.
Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho gia đình Nguyễn Trãi bị hại chết năm 1442, cho tìm con cháu của Nguyễn Trãi về. Vua cũng xuống chiếu xá tội cho nhiều đại thần trước đó như Lê Ngân, Lê Sát, Trần Nguyên Hãn.
Lê Thánh Tông là vị vua rất quan tâm tới dân chúng. Ông đã cho lập nhà Tế sinh để chữa bệnh giúp dân. Ông còn quy định, địa phương nào có dịch bệnh xảy ra, các quan nơi đó được phép trích tiền thuế để mua thuốc trị bệnh cho dân.
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", một bà phi của vua tên Nguyễn Thị Hằng, trước đó không được vua ân sủng, đã sinh lòng ghen tỵ. Khi vua bệnh, bà ta lợi dụng lúc vào thăm, dùng thuốc độc xoa lên vết thương khiến bệnh tình Lê Thánh Tông ngày càng nặng và qua đời sau đó. Sách "Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục" và nhiều tài liệu lịch sử khác cũng chép chuyện này.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, trải qua quá trình phát triển lâu dài, kể từ khi vua Ngô Quyền dựng nước,
chế độ phong kiến ở Việt Nam phát triển đến đỉnh cao dưới thời Hậu Lê.
Với những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực,
Lê Thánh Tông (1460-1497) của nhà Hậu Lê được xem là vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử nước ta.
Lê Thánh Tông (1442-1497) là vị hoàng đế thứ tư của nhà Hậu Lê. Ông là con của vua Lê Thái Tông, có tên húy là Lê Tư Thành.
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Lê Thánh Tông có: “Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước".
Lê Thánh Tông lên ngôi năm 1460 khi Lê Nghi Dân bị lật đổ. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", năm 1459, Lê Nghi Dân lập kế giết hại em trai là Lê Nhân Tông để giành ngôi báu. Sau đó không lâu, ông ta bị đình thần lật đổ, đưa Lê Tư Thành lên làm vua, tức Lê Thánh Tông.
Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho gia đình Nguyễn Trãi bị hại chết năm 1442, cho tìm con cháu của Nguyễn Trãi về. Vua cũng xuống chiếu xá tội cho nhiều đại thần trước đó như Lê Ngân, Lê Sát, Trần Nguyên Hãn.
Lê Thánh Tông là vị vua rất quan tâm tới dân chúng. Ông đã cho lập nhà Tế sinh để chữa bệnh giúp dân. Ông còn quy định, địa phương nào có dịch bệnh xảy ra, các quan nơi đó được phép trích tiền thuế để mua thuốc trị bệnh cho dân.
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", một bà phi của vua tên Nguyễn Thị Hằng, trước đó không được vua ân sủng, đã sinh lòng ghen tỵ. Khi vua bệnh, bà ta lợi dụng lúc vào thăm, dùng thuốc độc xoa lên vết thương khiến bệnh tình Lê Thánh Tông ngày càng nặng và qua đời sau đó. Sách "Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục" và nhiều tài liệu lịch sử khác cũng chép chuyện này.