Mansa Musa (1280 - 1337) là hoàng đế thứ 10 của đế quốc Mali ở châu Phi. Trong 25 năm trị vì đất nước, ông hoàng này cai quản đế quốc Mali với lãnh thổ trải dài từ Đại Tây Dương đến Niger ngày nay. Lãnh thổ của đế quốc Mali hiện là các nước, khu vực ngày nay là: Senegal, Mali, Burkina Faso, Niger, Guinea và Bờ Biển Ngà.Timbuktu là kinh đô của đế quốc Mali. Không chỉ là trung tâm quyền lực, Timbuktu còn là thành phố cực giàu có, hoa lệ với nhiều công trình như nhà thờ, cung điện... được dát vàng.Sở dĩ như vậy là vì Vua Mansa Musa cực kỳ giàu có nhờ sở hữu nhiều mỏ vàng và muối. Theo số liệu thu thập của Bảo tàng Hoàng gia Anh, dưới triều đại của nhà vua Mansa Musa, Mali nắm giữ một nửa lượng vàng của thế giới. Các hoạt động khai thác muối và vàng giúp nhà vua thu được khoản lợi nhuận khổng lồ.Không những vậy, hoàng đế của đế chế Mali còn thực hiện nhiều chiến dịch quân sự, thu phục, sáp nhập được 24 thành phố. Nhờ đó, Vua Mansa Musa nhận cống phẩm từ nhiều nơi khác. Đồng thời, ông đẩy mạnh các hoạt động giao thương trong nước cũng như trong khu vực. Theo đó, đế quốc Mali dưới sự cai trị của Vua Musa vô cùng phát triển, thịnh vượng. Điều này đồng nghĩa với việc khối tài sản của ông hoàng này không ngừng tăng lên theo cấp số nhân.Các nhà nghiên cứu ước tính Vua Mansa Musa sở hữu khối tàn sản trị giá khoảng 400 tỷ USD. Sự giàu có của ông còn được ghi vào bản đồ khi hình minh họa chân dung xuất hiện trong cuốn "Catalan Atlas" ra đời năm 1375. Đây là một trong những bản đồ thế giới quan trọng nhất ở châu Âu thời Trung cổ.Sở hữu khối tài sản lớn như vậy, Vua Mansa Musa có lối sống xa hoa, hoang phí. Thậm chí, ông tiêu gần hết số của cải của mình kiếm được trong thời gian trị vì.Trong số này nổi tiếng nhất là chuyến hành hương của Vua Mansa Musa đến thánh địa Mecca theo truyền thống đạo Hồi năm 1324. Trong chuyến đi này, ông mang theo đoàn tùy tùng tới 6.000 người (bao gồm quan chức, thương nhân, sứ giả...) và 12.000 nữ nô lệ làm nhiệm vụ mang vác đồ đạc.Đặc biệt, Vua Mansa Musa mang theo rất nhiều vàng, đá quý, tơ lụa... Ông mua hàng, quà tặng cho dân chúng ở Cairo, Ai Cập. Thậm chí, một số tài liệu ghi chép Vua Mansa Musa còn ban phát cho dân chúng nhiều vàng vụn. Câu chuyện đi tới đâu rải vàng tới đó của vị vua này đã trở thành huyền thoại một thời. Nhưng chính việc làm này đã khiến kinh tế Ai Cập mất 12 năm mới hồi phục.Dọc đường hành hương, Vua Mansa Musa dùng nhiều vàng để mua đồ ăn, thức uống hiếm lạ để bản thân và quần thần cùng thưởng thức. Ngoài ra, số tiền chi cho ăn uống của hàng ngàn nô lệ cũng không phải nhỏ. Vì vậy, ông hoàng này đã tiêu hết hàng trăm kg vàng mang theo trong chuyến hành hương trước khi về tới Mali.Với lối sống hoang phí như vậy, Vua Mansa Musa tiêu gần hết số của cải khổng lồ tích lũy được. Sau khi ông qua đời năm 1337, con trai của Mansa Musa nối ngôi nhưng không thể duy trì sự thịnh vượng của đế chế Mali. Theo đó, vương quốc này dần dần suy tàn trước khi biến mất khỏi lịch sử.Mời độc giả xem video: Độ xe đạp bằng cách...mạ vàng. Nguồn: VTV24.
Mansa Musa (1280 - 1337) là hoàng đế thứ 10 của đế quốc Mali ở châu Phi. Trong 25 năm trị vì đất nước, ông hoàng này cai quản đế quốc Mali với lãnh thổ trải dài từ Đại Tây Dương đến Niger ngày nay. Lãnh thổ của đế quốc Mali hiện là các nước, khu vực ngày nay là: Senegal, Mali, Burkina Faso, Niger, Guinea và Bờ Biển Ngà.
Timbuktu là kinh đô của đế quốc Mali. Không chỉ là trung tâm quyền lực, Timbuktu còn là thành phố cực giàu có, hoa lệ với nhiều công trình như nhà thờ, cung điện... được dát vàng.
Sở dĩ như vậy là vì Vua Mansa Musa cực kỳ giàu có nhờ sở hữu nhiều mỏ vàng và muối. Theo số liệu thu thập của Bảo tàng Hoàng gia Anh, dưới triều đại của nhà vua Mansa Musa, Mali nắm giữ một nửa lượng vàng của thế giới. Các hoạt động khai thác muối và vàng giúp nhà vua thu được khoản lợi nhuận khổng lồ.
Không những vậy, hoàng đế của đế chế Mali còn thực hiện nhiều chiến dịch quân sự, thu phục, sáp nhập được 24 thành phố. Nhờ đó, Vua Mansa Musa nhận cống phẩm từ nhiều nơi khác. Đồng thời, ông đẩy mạnh các hoạt động giao thương trong nước cũng như trong khu vực. Theo đó, đế quốc Mali dưới sự cai trị của Vua Musa vô cùng phát triển, thịnh vượng. Điều này đồng nghĩa với việc khối tài sản của ông hoàng này không ngừng tăng lên theo cấp số nhân.
Các nhà nghiên cứu ước tính Vua Mansa Musa sở hữu khối tàn sản trị giá khoảng 400 tỷ USD. Sự giàu có của ông còn được ghi vào bản đồ khi hình minh họa chân dung xuất hiện trong cuốn "Catalan Atlas" ra đời năm 1375. Đây là một trong những bản đồ thế giới quan trọng nhất ở châu Âu thời Trung cổ.
Sở hữu khối tài sản lớn như vậy, Vua Mansa Musa có lối sống xa hoa, hoang phí. Thậm chí, ông tiêu gần hết số của cải của mình kiếm được trong thời gian trị vì.
Trong số này nổi tiếng nhất là chuyến hành hương của Vua Mansa Musa đến thánh địa Mecca theo truyền thống đạo Hồi năm 1324. Trong chuyến đi này, ông mang theo đoàn tùy tùng tới 6.000 người (bao gồm quan chức, thương nhân, sứ giả...) và 12.000 nữ nô lệ làm nhiệm vụ mang vác đồ đạc.
Đặc biệt, Vua Mansa Musa mang theo rất nhiều vàng, đá quý, tơ lụa... Ông mua hàng, quà tặng cho dân chúng ở Cairo, Ai Cập. Thậm chí, một số tài liệu ghi chép Vua Mansa Musa còn ban phát cho dân chúng nhiều vàng vụn. Câu chuyện đi tới đâu rải vàng tới đó của vị vua này đã trở thành huyền thoại một thời. Nhưng chính việc làm này đã khiến kinh tế Ai Cập mất 12 năm mới hồi phục.
Dọc đường hành hương, Vua Mansa Musa dùng nhiều vàng để mua đồ ăn, thức uống hiếm lạ để bản thân và quần thần cùng thưởng thức. Ngoài ra, số tiền chi cho ăn uống của hàng ngàn nô lệ cũng không phải nhỏ. Vì vậy, ông hoàng này đã tiêu hết hàng trăm kg vàng mang theo trong chuyến hành hương trước khi về tới Mali.
Với lối sống hoang phí như vậy, Vua Mansa Musa tiêu gần hết số của cải khổng lồ tích lũy được. Sau khi ông qua đời năm 1337, con trai của Mansa Musa nối ngôi nhưng không thể duy trì sự thịnh vượng của đế chế Mali. Theo đó, vương quốc này dần dần suy tàn trước khi biến mất khỏi lịch sử.
Mời độc giả xem video: Độ xe đạp bằng cách...mạ vàng. Nguồn: VTV24.