Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc năm 1974. Sau đó, các nhà khảo cổ tiến hành các cuộc khai quật và có những phát hiện quan trọng. Trong số này nổi tiếng là việc họ tìm thấy hàng ngàn tượng binh sĩ đất nung.Đội quân đất nung hơn 2.200 tuổi trong mộ Tần Thủy Hoàng có kích thước tương đương người thật, cao khoảng 175 - 190 cm. Mỗi bức tượng đều là duy nhất khi có cử chỉ, nét mặt, kiểu tóc, thậm chí có màu sắc khác biệt.Điều khiến các chuyên gia chú ý hơn là tất cả tượng binh sĩ đất nung đều không đội mũ giáp sắt. Thay vào đó, hầu hết đều chỉ đội khăn trùm đầu làm bằng vải lanh.Những tượng binh sĩ đất nung cấp cao đội một chiếc mũ bằng da bò và trang bị thêm một vài phụ kiện khác. Đa số những người lính để lộ trực tiếp phần tóc dài và được búi lên.Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ binh sĩ nhà Tần không đội mũ giáp sắt xuất phát từ việc họ là dân tộc thượng võ. Dù không đội mũ sắt nhưng binh sĩ nhà Tần có mặc áo giáp cơ thể.Mỗi lực lượng quân sự mặc áo giáp khác nhau nhưng về cơ bản đều làm từ da. Điều này nhằm thể hiện tinh thần thượng võ, thích thể hiện sức mạnh và võ nghệ của binh sĩ nhà Tần.Động lực để binh sĩ nhà Tần dũng cảm chiến đấu trên sa trường là vì hệ thống khen thưởng trong quân đội. Trong 135 năm trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, Thừa tướng Thương Ưởng đã thiết lập một hệ thống luật lệ nghiêm ngặt nhưng hiệu quả trong quản lý xã hội.Kể từ đó, các triều vua Tần tiếp thu và thực hiện chính sách mà Thừa tướng Thương Ưởng lập ra cho tới khi quân đội của Tần Thủy Hoàng tiêu diệt 6 nước chư hầu.Trong đó, Thương Ưởng quy định về quân đội như sau: "Chừng nào người lính hoặc tướng quân Tần tiêu diệt được một kẻ thù cùng cấp với họ, họ có thể được nâng cấp bậc của mình, việc nâng cấp bậc sẽ càng giúp cho họ có cơ hội được ban thêm ruộng đất và người hầu".Do đó, binh sĩ nhà Tần càng giết được kẻ thù có cấp bậc cao thì sẽ có cấp bậc càng cao trong quân ngũ cũng như lương thưởng hậu hĩnh. Chính vì vậy, binh sĩ nhà Tần có động lực chiến đấu để bản thân và gia đình có cuộc sống tốt hơn.Mời độc giả xem video: Phát hiện mới về cách tạo ra đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng.
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc năm 1974. Sau đó, các nhà khảo cổ tiến hành các cuộc khai quật và có những phát hiện quan trọng. Trong số này nổi tiếng là việc họ tìm thấy hàng ngàn tượng binh sĩ đất nung.
Đội quân đất nung hơn 2.200 tuổi trong mộ Tần Thủy Hoàng có kích thước tương đương người thật, cao khoảng 175 - 190 cm. Mỗi bức tượng đều là duy nhất khi có cử chỉ, nét mặt, kiểu tóc, thậm chí có màu sắc khác biệt.
Điều khiến các chuyên gia chú ý hơn là tất cả tượng binh sĩ đất nung đều không đội mũ giáp sắt. Thay vào đó, hầu hết đều chỉ đội khăn trùm đầu làm bằng vải lanh.
Những tượng binh sĩ đất nung cấp cao đội một chiếc mũ bằng da bò và trang bị thêm một vài phụ kiện khác. Đa số những người lính để lộ trực tiếp phần tóc dài và được búi lên.
Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ binh sĩ nhà Tần không đội mũ giáp sắt xuất phát từ việc họ là dân tộc thượng võ. Dù không đội mũ sắt nhưng binh sĩ nhà Tần có mặc áo giáp cơ thể.
Mỗi lực lượng quân sự mặc áo giáp khác nhau nhưng về cơ bản đều làm từ da. Điều này nhằm thể hiện tinh thần thượng võ, thích thể hiện sức mạnh và võ nghệ của binh sĩ nhà Tần.
Động lực để binh sĩ nhà Tần dũng cảm chiến đấu trên sa trường là vì hệ thống khen thưởng trong quân đội. Trong 135 năm trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, Thừa tướng Thương Ưởng đã thiết lập một hệ thống luật lệ nghiêm ngặt nhưng hiệu quả trong quản lý xã hội.
Kể từ đó, các triều vua Tần tiếp thu và thực hiện chính sách mà Thừa tướng Thương Ưởng lập ra cho tới khi quân đội của Tần Thủy Hoàng tiêu diệt 6 nước chư hầu.
Trong đó, Thương Ưởng quy định về quân đội như sau: "Chừng nào người lính hoặc tướng quân Tần tiêu diệt được một kẻ thù cùng cấp với họ, họ có thể được nâng cấp bậc của mình, việc nâng cấp bậc sẽ càng giúp cho họ có cơ hội được ban thêm ruộng đất và người hầu".
Do đó, binh sĩ nhà Tần càng giết được kẻ thù có cấp bậc cao thì sẽ có cấp bậc càng cao trong quân ngũ cũng như lương thưởng hậu hĩnh. Chính vì vậy, binh sĩ nhà Tần có động lực chiến đấu để bản thân và gia đình có cuộc sống tốt hơn.
Mời độc giả xem video: Phát hiện mới về cách tạo ra đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng.