Nằm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trong hơn 600 năm, quần thể cung điện bằng gỗ lớn nhất thế giới này đã chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử và lưu giữ nhiều bí mật.Bên cạnh đời sống của vua chúa và các phi tần bên trong Tử Cấm Thành, giới nghiên cứu cũng như công chúng vô cùng tò mò về kiến trúc của cung điện này. Khi tìm hiểu về Tử Cấm Thành, giới khoa học phát hiện cung điện này từng trải qua nhiều trận hỏa hoạn lớn nhỏ khác nhau. Thế nhưng, Cố Cung chưa từng bị ngập lụt dù xảy ra mưa bão lớn.Theo các nhà nghiên cứu, Tử Cấm Thành không bị ngập lụt là vì vị trí địa hình và kiến trúc độc đáo của cung điện. Cụ thể, địa hình thành phố Bắc Kinh có đặc điểm cao ở phía Tây Bắc và thấp ở phía Đông Nam.Nắm bắt được thông tin này, các kiến trúc sư đã thiết kế Tử Cấm Thành dốc nghiêng theo địa hình tự nhiên cao ở phía bắc và thấp ở phía nam cũng như lợi dụng địa thế núi sau, sông trước để tránh ngập.Tiếp đến, khu vực phía bắc và phía nam của Tử Cấm Thành tạo thành một đường dốc thoải với độ cao chênh lệch khoảng gần 2m. Nhờ vậy, nước mưa sẽ tự động chảy từ bắc xuống nam và thoát ra bên ngoài.Trên trục chính của Tử Cấm Thành, Cung Khôn Ninh, Cung Càn Thanh, Điện Thái Hòa và Điện Bảo Hòa được xây trên nền móng rất cao. Kiến trúc này không những giúp tạo nên vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ của các cung điện mà còn tránh việc đọng nước ở khu vực trung tâm cung điện.Thêm nữa, Tử Cấm Thành còn có các công trình thoát nước là: các mương nổi và mương chìm. Các kênh mương và sông quanh Tử Cấm Thành, đặc biệt là sông Kim Thủy còn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thoát nước khi có mưa bão lớn, lũ lụt.Nước mưa trong Tử Cấm Thành thông qua 3 con đường thoát nước là từ mái nhà chảy xuống mặt đất, từ mặt đất chảy vào mương ngầm, từ mương ngầm chảy vào sông Kim Thủy, từ sông Kim Thủy chảy vào sông Đồng Tử. Cuối cùng, nước sẽ chảy ra sông Huệ Hà.Bên ngoài mỗi cung điện ở Tử Cấm Thành có nhiều điểm thoát lũ được chạm khắc hình đầu rồng. Khi trời mưa, hàng nghìn chiếc đầu rồng trong cung điện sẽ hoạt động bằng việc phun nước chảy xuống các con kênh nhỏ rồi và đổ về sông Kim Thủy.Đặc biệt, sân của Tử Cấm Thành được lát bằng cách xếp những viên gạch đá xanh. Loại gạch này giúp cho mặt sân dễ thấm nước mưa hơn bề mặt sân bê tông thông thường. Bên dưới lớp gạch là một lớp đất rất dày, có thể hút được một lượng nước lớn. Nhờ những điều trên, cung điện lộng lẫy này chưa từng bị ngập lụt.Mời độc giả xem video: Ngắm cặp tượng tình nhân khổng lồ ở Trung Quốc. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Nằm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trong hơn 600 năm, quần thể cung điện bằng gỗ lớn nhất thế giới này đã chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử và lưu giữ nhiều bí mật.
Bên cạnh đời sống của vua chúa và các phi tần bên trong Tử Cấm Thành, giới nghiên cứu cũng như công chúng vô cùng tò mò về kiến trúc của cung điện này. Khi tìm hiểu về Tử Cấm Thành, giới khoa học phát hiện cung điện này từng trải qua nhiều trận hỏa hoạn lớn nhỏ khác nhau. Thế nhưng, Cố Cung chưa từng bị ngập lụt dù xảy ra mưa bão lớn.
Theo các nhà nghiên cứu, Tử Cấm Thành không bị ngập lụt là vì vị trí địa hình và kiến trúc độc đáo của cung điện. Cụ thể, địa hình thành phố Bắc Kinh có đặc điểm cao ở phía Tây Bắc và thấp ở phía Đông Nam.
Nắm bắt được thông tin này, các kiến trúc sư đã thiết kế Tử Cấm Thành dốc nghiêng theo địa hình tự nhiên cao ở phía bắc và thấp ở phía nam cũng như lợi dụng địa thế núi sau, sông trước để tránh ngập.
Tiếp đến, khu vực phía bắc và phía nam của Tử Cấm Thành tạo thành một đường dốc thoải với độ cao chênh lệch khoảng gần 2m. Nhờ vậy, nước mưa sẽ tự động chảy từ bắc xuống nam và thoát ra bên ngoài.
Trên trục chính của Tử Cấm Thành, Cung Khôn Ninh, Cung Càn Thanh, Điện Thái Hòa và Điện Bảo Hòa được xây trên nền móng rất cao. Kiến trúc này không những giúp tạo nên vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ của các cung điện mà còn tránh việc đọng nước ở khu vực trung tâm cung điện.
Thêm nữa, Tử Cấm Thành còn có các công trình thoát nước là: các mương nổi và mương chìm. Các kênh mương và sông quanh Tử Cấm Thành, đặc biệt là sông Kim Thủy còn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thoát nước khi có mưa bão lớn, lũ lụt.
Nước mưa trong Tử Cấm Thành thông qua 3 con đường thoát nước là từ mái nhà chảy xuống mặt đất, từ mặt đất chảy vào mương ngầm, từ mương ngầm chảy vào sông Kim Thủy, từ sông Kim Thủy chảy vào sông Đồng Tử. Cuối cùng, nước sẽ chảy ra sông Huệ Hà.
Bên ngoài mỗi cung điện ở Tử Cấm Thành có nhiều điểm thoát lũ được chạm khắc hình đầu rồng. Khi trời mưa, hàng nghìn chiếc đầu rồng trong cung điện sẽ hoạt động bằng việc phun nước chảy xuống các con kênh nhỏ rồi và đổ về sông Kim Thủy.
Đặc biệt, sân của Tử Cấm Thành được lát bằng cách xếp những viên gạch đá xanh. Loại gạch này giúp cho mặt sân dễ thấm nước mưa hơn bề mặt sân bê tông thông thường. Bên dưới lớp gạch là một lớp đất rất dày, có thể hút được một lượng nước lớn. Nhờ những điều trên, cung điện lộng lẫy này chưa từng bị ngập lụt.
Mời độc giả xem video: Ngắm cặp tượng tình nhân khổng lồ ở Trung Quốc. Nguồn: Kienthuc.net.vn.