Tử Cấm Thành được xây dựng làm nơi ở của hoàng đế Trung Quốc vào năm 1406. Sau 14 năm thi công, cung điện xa hoa, tráng lệ được hoàn thành dưới thời Chu Đệ - hoàng đế thứ hai của nhà Minh.24 đời hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh sống và xử lý quốc sự tại Tử Cấm Thành trong hơn 500 năm. Với diện tích rộng 720.000 m2 với hơn 800 cung điện lớn, Tử Cấm Thành trở thành một trong những cung điện tráng lệ nhất thế giới còn gần như nguyên vẹn theo năm tháng.Với "tuổi đời" hơn 600 tuổi, Cố Cung đã trải qua hơn 200 trận động đất lớn nhỏ khác nhau. Trong số này có nhiều trận động đất mạnh nhưng cung điện hoàng gia này không bị ảnh hưởng nhiều.Trong khi nhiều công trình, tòa nhà cùng thời bị hư hại, đổ sập do ảnh hưởng của động đất thì Tử Cấm Thành trường tồn với thời gian khiến các chuyên gia tò mò vì sao lại vậy.Để giải mã bí ẩn này, các nhà khoa học đã phân tích kiến trúc của Tử Cấm Thành rồi dựng mô hình cung điện hoàng gia này. Tiếp đến, họ tiến hành thử nghiệm mô phỏng một trận động đất mạnh 10,1 độ richter.Kết quả thử nghiệm khiến các chuyên gia vô cùng bất ngờ bởi mô hình Tử Cấm Thành có biên độ rung lắc lớn khiến một số viên gạch sụp đổ nhưng phần khung vẫn rất chắc chắn, kiên cố.Sau nhiều lần thử nghiệm và nhận được kết quả tương tự, các nhà nghiên cứu tìm ra bí mật giúp Tử Cấm Thành không bị sụp đổ do động đất. "Bảo bối" bí mật giúp Tử Cấm Thành đứng vững trước các trận động đất là nhờ kết cấu đấu củng.Đấu củng nằm ở vị trí dưới hiên và mái nhà tại các cung điện trong Tử Cấm Thành. Kết cấu này không sử dụng đinh hay bất kỳ loại keo dính nào.Thợ mộc lắp các thanh gỗ vào đúng khuôn và ăn khớp với nhau một cách hoàn hảo. Thiết kế này được người Trung Quốc sử dụng từ hơn 500 năm trước công nguyên.Theo các chuyên gia, thiết kế của đấu củng giúp các tòa nhà giảm tác động của động đất, tăng khả năng chịu lực dựa trên kỹ thuật chồng rường. Nhờ sử dụng kết cấu này, Tử Cấm Thành đứng vững suốt hàng trăm năm.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Tử Cấm Thành được xây dựng làm nơi ở của hoàng đế Trung Quốc vào năm 1406. Sau 14 năm thi công, cung điện xa hoa, tráng lệ được hoàn thành dưới thời Chu Đệ - hoàng đế thứ hai của nhà Minh.
24 đời hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh sống và xử lý quốc sự tại Tử Cấm Thành trong hơn 500 năm. Với diện tích rộng 720.000 m2 với hơn 800 cung điện lớn, Tử Cấm Thành trở thành một trong những cung điện tráng lệ nhất thế giới còn gần như nguyên vẹn theo năm tháng.
Với "tuổi đời" hơn 600 tuổi, Cố Cung đã trải qua hơn 200 trận động đất lớn nhỏ khác nhau. Trong số này có nhiều trận động đất mạnh nhưng cung điện hoàng gia này không bị ảnh hưởng nhiều.
Trong khi nhiều công trình, tòa nhà cùng thời bị hư hại, đổ sập do ảnh hưởng của động đất thì Tử Cấm Thành trường tồn với thời gian khiến các chuyên gia tò mò vì sao lại vậy.
Để giải mã bí ẩn này, các nhà khoa học đã phân tích kiến trúc của Tử Cấm Thành rồi dựng mô hình cung điện hoàng gia này. Tiếp đến, họ tiến hành thử nghiệm mô phỏng một trận động đất mạnh 10,1 độ richter.
Kết quả thử nghiệm khiến các chuyên gia vô cùng bất ngờ bởi mô hình Tử Cấm Thành có biên độ rung lắc lớn khiến một số viên gạch sụp đổ nhưng phần khung vẫn rất chắc chắn, kiên cố.
Sau nhiều lần thử nghiệm và nhận được kết quả tương tự, các nhà nghiên cứu tìm ra bí mật giúp Tử Cấm Thành không bị sụp đổ do động đất. "Bảo bối" bí mật giúp Tử Cấm Thành đứng vững trước các trận động đất là nhờ kết cấu đấu củng.
Đấu củng nằm ở vị trí dưới hiên và mái nhà tại các cung điện trong Tử Cấm Thành. Kết cấu này không sử dụng đinh hay bất kỳ loại keo dính nào.
Thợ mộc lắp các thanh gỗ vào đúng khuôn và ăn khớp với nhau một cách hoàn hảo. Thiết kế này được người Trung Quốc sử dụng từ hơn 500 năm trước công nguyên.
Theo các chuyên gia, thiết kế của đấu củng giúp các tòa nhà giảm tác động của động đất, tăng khả năng chịu lực dựa trên kỹ thuật chồng rường. Nhờ sử dụng kết cấu này, Tử Cấm Thành đứng vững suốt hàng trăm năm.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.