Tử Cấm Thành hay còn gọi Cố Cung là cung điện hoàng gia tráng lệ nổi tiếng Trung Quốc cũng như thế giới. Đây là quần thể cung điện bằng gỗ lớn nhất thế giới.Với diện tích 720.000 m2, Tử Cấm Thành có 9.999 gian phòng. Đây là nơi ở của 24 hoàng đế thời nhà Minh và nhà Thanh. Trải qua hơn 600 năm, cung điện tráng lệ này đã trải qua hơn 200 trận động đất lớn nhỏ. Ngay cả khi hứng chịu động đất mạnh hơn 10 độ richter, cung điện nguy nga này vẫn đứng vững, không bị phá hủy như nhiều công trình khác.Để giải mã bí ẩn này, các chuyên gia, nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu. Trong đó, năm 2017, nhóm chuyên gia người Anh đã xây dựng mô hình một ngôi nhà có cấu trúc giống với Tử Cấm Thành theo tỷ lệ mô phỏng là 1:5.Kế đến, nhóm chuyên gia sử dụng hệ thống mô phỏng các trận động đất nhằm thử thách ngôi nhà mô phỏng kiến trúc của Tử Cấm Thành. Kết quả, sau 30 giây, thật đáng kinh ngạc khi ngôi nhà mô phỏng có thể đứng vững trước tác động của trận động đất mạnh 9,5 độ richter và 10,1 độ richter. Kết quả thử nghiệm khiến họ vô cùng kinh ngạc khi ngôi nhà mô phỏng còn nguyên vẹn.Thông qua thử nghiệm này, các nhà khoa học phát hiện kiến trúc đặc biệt đã giúp Tử Cấm Thành đứng vững trước nhiều trận động đất lớn nhỏ mà không bị hư hại. Theo các nhà nghiên cứu, các kiến trúc sư ở Trung Quốc thời phong kiến đã phát triển cấu trúc chống thiên tai với khung gỗ hình chữ nhật gọi là "đấu củng".Đấu củng thường nằm ở vị trí dưới hiên và mái nhà và không dùng bất kỳ chất kết dính hay chiếc đinh nào. Các thanh gỗ được các thợ mộc lắp vào đúng khuôn và ăn khớp với nhau một cách hoàn hảo.Thiết kế "đấu củng" được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc từ thời Xuân Thu (khoảng năm 770 trước Công nguyên - 476 trước Công nguyên).Đấu củng làm giảm tác động của các trận động đất lên các tòa nhà, dựa theo kỹ thuật chồng rường. Đấu củng vừa giúp mở rộng diện tích hiên nhà vừa có khả năng chịu lực tốt.Thêm nữa, "đấu củng" đóng vai trò trang trí cho các cung điện bên trong Tử Cấm Thành giúp công trình này trở nên tráng lệ hơn.Với thiết kế "đấu củng", Tử Cấm Thành đã trụ vững trước nhiều trận động đất và còn gần như nguyên vẹn sau hơn 600 năm tổn tại.Mời độc giả xem video: Cận cảnh kho báu chứa đầy vàng ròng trong mộ cổ Trung Quốc.
Tử Cấm Thành hay còn gọi Cố Cung là cung điện hoàng gia tráng lệ nổi tiếng Trung Quốc cũng như thế giới. Đây là quần thể cung điện bằng gỗ lớn nhất thế giới.
Với diện tích 720.000 m2, Tử Cấm Thành có 9.999 gian phòng. Đây là nơi ở của 24 hoàng đế thời nhà Minh và nhà Thanh. Trải qua hơn 600 năm, cung điện tráng lệ này đã trải qua hơn 200 trận động đất lớn nhỏ. Ngay cả khi hứng chịu động đất mạnh hơn 10 độ richter, cung điện nguy nga này vẫn đứng vững, không bị phá hủy như nhiều công trình khác.
Để giải mã bí ẩn này, các chuyên gia, nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu. Trong đó, năm 2017, nhóm chuyên gia người Anh đã xây dựng mô hình một ngôi nhà có cấu trúc giống với Tử Cấm Thành theo tỷ lệ mô phỏng là 1:5.
Kế đến, nhóm chuyên gia sử dụng hệ thống mô phỏng các trận động đất nhằm thử thách ngôi nhà mô phỏng kiến trúc của Tử Cấm Thành. Kết quả, sau 30 giây, thật đáng kinh ngạc khi ngôi nhà mô phỏng có thể đứng vững trước tác động của trận động đất mạnh 9,5 độ richter và 10,1 độ richter. Kết quả thử nghiệm khiến họ vô cùng kinh ngạc khi ngôi nhà mô phỏng còn nguyên vẹn.
Thông qua thử nghiệm này, các nhà khoa học phát hiện kiến trúc đặc biệt đã giúp Tử Cấm Thành đứng vững trước nhiều trận động đất lớn nhỏ mà không bị hư hại. Theo các nhà nghiên cứu, các kiến trúc sư ở Trung Quốc thời phong kiến đã phát triển cấu trúc chống thiên tai với khung gỗ hình chữ nhật gọi là "đấu củng".
Đấu củng thường nằm ở vị trí dưới hiên và mái nhà và không dùng bất kỳ chất kết dính hay chiếc đinh nào. Các thanh gỗ được các thợ mộc lắp vào đúng khuôn và ăn khớp với nhau một cách hoàn hảo.
Thiết kế "đấu củng" được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc từ thời Xuân Thu (khoảng năm 770 trước Công nguyên - 476 trước Công nguyên).
Đấu củng làm giảm tác động của các trận động đất lên các tòa nhà, dựa theo kỹ thuật chồng rường. Đấu củng vừa giúp mở rộng diện tích hiên nhà vừa có khả năng chịu lực tốt.
Thêm nữa, "đấu củng" đóng vai trò trang trí cho các cung điện bên trong Tử Cấm Thành giúp công trình này trở nên tráng lệ hơn.
Với thiết kế "đấu củng", Tử Cấm Thành đã trụ vững trước nhiều trận động đất và còn gần như nguyên vẹn sau hơn 600 năm tổn tại.
Mời độc giả xem video: Cận cảnh kho báu chứa đầy vàng ròng trong mộ cổ Trung Quốc.