1. Ý thức con người. Vào thởi bao cấp, người sản xuất, chế biến, buôn bán lương thực thực phẩm hầu như không có tư tưởng trục lợi bằng mọi giá. Ảnh tư liệu.Chỉ đến khi cơ chế thị trường hình thành, sự mờ mắt trước đồng tiến mới khiến con người bất chấp sức khỏe cộng đồng để thu lời bất chính từ thực phẩm bẩn. Ảnh: Tầm vóc Việt. 2. Phương thức sản xuất. Một cách sản xuất thực phẩm phổ biến thời bao cấp là tự cung tự cấp quy mô nhỏ theo kiểu tăng gia. Sản phẩm làm ra trước hết để phục vụ bản thân và gia đình, có dư mới mang ra chợ bán nên không có lý do gì để làm thực phẩm bẩn. Ảnh: Romano Cagnoni.Trong nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất theo kiểu công nghiệp ngày càng phổ biến, việc quản lý chất lượng sản phẩm cũng trở nên phức tạp hơn. Không ít cơ sở đã lợi dụng kẽ hở luật pháp để đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng. Ảnh: Người Lao Động. 3. Sử dụng hóa chất. Vào thời bao cấp, các loại chất bảo quản, phụ gia, thuốc tăng trọng... là điểu hoàn toàn xa lạ trong ngành sản xuất, chế biến thực phẩm. Ảnh tư liệu.Ngày nay, việc sử dụng tràn lan các loại hóa chất kể trên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống. 4. Văn hóa tiêu dùng. Vào thời bao cấp, có thực phẩm để ăn đã là tốt, ít có chuyện sản xuất dư thừa để thực phẩm tồn dư, hư hỏng. Ảnh: kenh14.Ngày nay, chuyện thực phẩm tồn đọng, thối hỏng được tuồn ra thị trường với khối lượng lớn đã trở nên phổ biển với nhiều vụ việc khiến người dân kinh hoàng. Hàng loạt vụ việc được phát hiện tại các trường học ở Việt Nam mới đây là minh chứng rõ ràng. Ảnh: ATTP.5. Điều kiện môi trường. Vào thời bao cấp, chất lượng không khí, nguồn nước và đất trồng vẫn còn tốt... Ảnh tư liệu.Ngày nay chất lượng không khí và nguồn nước ở nhiều nơi đã ô nhiễm trầm trọng. Tình trạng đất nông nghiệp thoái hóa, phải bón nhiều loại phân hóa học để có thể trồng trọt ngày càng phổ biến. Những điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng lương thực thực phẩm. Ảnh: Báo Tài nguyên Môi trường.
1. Ý thức con người. Vào thởi bao cấp, người sản xuất, chế biến, buôn bán lương thực thực phẩm hầu như không có tư tưởng trục lợi bằng mọi giá. Ảnh tư liệu.
Chỉ đến khi cơ chế thị trường hình thành, sự mờ mắt trước đồng tiến mới khiến con người bất chấp sức khỏe cộng đồng để thu lời bất chính từ thực phẩm bẩn. Ảnh: Tầm vóc Việt.
2. Phương thức sản xuất. Một cách sản xuất thực phẩm phổ biến thời bao cấp là tự cung tự cấp quy mô nhỏ theo kiểu tăng gia. Sản phẩm làm ra trước hết để phục vụ bản thân và gia đình, có dư mới mang ra chợ bán nên không có lý do gì để làm thực phẩm bẩn. Ảnh: Romano Cagnoni.
Trong nền kinh tế thị trường, các cơ sở sản xuất theo kiểu công nghiệp ngày càng phổ biến, việc quản lý chất lượng sản phẩm cũng trở nên phức tạp hơn. Không ít cơ sở đã lợi dụng kẽ hở luật pháp để đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng. Ảnh: Người Lao Động.
3. Sử dụng hóa chất. Vào thời bao cấp, các loại chất bảo quản, phụ gia, thuốc tăng trọng... là điểu hoàn toàn xa lạ trong ngành sản xuất, chế biến thực phẩm. Ảnh tư liệu.
Ngày nay, việc sử dụng tràn lan các loại hóa chất kể trên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống.
4. Văn hóa tiêu dùng. Vào thời bao cấp, có thực phẩm để ăn đã là tốt, ít có chuyện sản xuất dư thừa để thực phẩm tồn dư, hư hỏng. Ảnh: kenh14.
Ngày nay, chuyện thực phẩm tồn đọng, thối hỏng được tuồn ra thị trường với khối lượng lớn đã trở nên phổ biển với nhiều vụ việc khiến người dân kinh hoàng. Hàng loạt vụ việc được phát hiện tại các trường học ở Việt Nam mới đây là minh chứng rõ ràng. Ảnh: ATTP.
5. Điều kiện môi trường. Vào thời bao cấp, chất lượng không khí, nguồn nước và đất trồng vẫn còn tốt... Ảnh tư liệu.
Ngày nay chất lượng không khí và nguồn nước ở nhiều nơi đã ô nhiễm trầm trọng. Tình trạng đất nông nghiệp thoái hóa, phải bón nhiều loại phân hóa học để có thể trồng trọt ngày càng phổ biến. Những điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng lương thực thực phẩm. Ảnh: Báo Tài nguyên Môi trường.