Dưới thời Tam quốc, mãnh tướng Triệu Vân nổi tiếng là một trong những vị tướng tài ba nhất. Không chỉ có võ nghệ cao cường, Triệu Vân hết mực trung thành với Lưu Bị.Triệu Vân có những đóng góp không nhỏ vào sự thành lập của nhà Thục Hán. Một trong những công lao lẫy lừng nhất của ông là trong trận chiến ở Trường Bản.Trong trận chiến này, tướng Triệu Vân đã đơn thương độc mã đột phá vòng vây để cứu A Đẩu - con trai của Lưu Bị. Nhờ vậy, danh tiếng của mãnh tướng này ngày càng vang xa và được Lưu Bị tin tưởng, trọng dụng.Theo sử sách, vào năm 229, Triệu Vân qua đời trên đất Thục khi tham gia chiến dịch Bắc phạt. Từ đây, nhiều chuyên gia nhận định thi hài của vị mãnh tướng này có thể được chôn cất trong ngôi mộ ở Ích Châu, Tứ Xuyên ngày nay.Nguyên do là bởi vào thời điểm đó 3 nước: Ngụy - Thục - Ngô đang ở thế giằng co. Do đó, thi thể của Triệu Vân không thể chuyển về quê nhà Hà Bắc.Trong "Tam quốc diễn nghĩa" cũng có ghi chép về việc Triệu Vân được mai táng trong ngôi mộ ở phía đông núi Cẩm Bình, Thành Đô. Sau nhiều năm tìm kiếm, các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy nơi yên nghỉ của mãnh tướng này ở núi Cẩm Bình, Đại Ấp, Tứ Xuyên.Các chuyên gia không khỏi bất ngờ khi ngôi mộ của Triệu Vân nguyên vẹn sau hàng ngàn năm mà không bị mộ tặc trộm phá. Trước sự việc này, một số giả thuyết được đưa ra.Một quan điểm cho rằng, khi còn sống, Triệu Vân là một vị tướng dũng mãnh, gan dạ và hết mực trung thành. Vì vậy, mọi người đều yêu mến và kính trọng ông. Do đó, những tên trộm mộ cũng không có suy nghĩ xâm phạm nơi yên nghỉ của Triệu Vân.Giả thuyết khác cho rằng, Triệu Vân là người sống cả đời giản dị, liêm khiết. Do đó, bên trong ngôi mộ của ông không có nhiều của cải giá trị khiến giới mộ tặc dòm ngó.Ngoài ra, dân gian còn lưu truyền giai thoại rằng, một số kẻ trộm mộ tìm đến mộ phần của Triệu Vân. Khi đang định "ra tay" thì những tên mộ tặc sợ hãi thấy rất nhiều rắn bò ra từ bên trong ngôi mộ. Theo đó, chúng vội vã bỏ chạy. Từ đó về sau, không kẻ nào dám mạo phạm nơi yên nghỉ của ông. Mời độc giả xem video: Phá đường dây mua, bán người sang Trung Quốc. Nguồn: THTPCT.
Dưới thời Tam quốc, mãnh tướng Triệu Vân nổi tiếng là một trong những vị tướng tài ba nhất. Không chỉ có võ nghệ cao cường, Triệu Vân hết mực trung thành với Lưu Bị.
Triệu Vân có những đóng góp không nhỏ vào sự thành lập của nhà Thục Hán. Một trong những công lao lẫy lừng nhất của ông là trong trận chiến ở Trường Bản.
Trong trận chiến này, tướng Triệu Vân đã đơn thương độc mã đột phá vòng vây để cứu A Đẩu - con trai của Lưu Bị. Nhờ vậy, danh tiếng của mãnh tướng này ngày càng vang xa và được Lưu Bị tin tưởng, trọng dụng.
Theo sử sách, vào năm 229, Triệu Vân qua đời trên đất Thục khi tham gia chiến dịch Bắc phạt. Từ đây, nhiều chuyên gia nhận định thi hài của vị mãnh tướng này có thể được chôn cất trong ngôi mộ ở Ích Châu, Tứ Xuyên ngày nay.
Nguyên do là bởi vào thời điểm đó 3 nước: Ngụy - Thục - Ngô đang ở thế giằng co. Do đó, thi thể của Triệu Vân không thể chuyển về quê nhà Hà Bắc.
Trong "Tam quốc diễn nghĩa" cũng có ghi chép về việc Triệu Vân được mai táng trong ngôi mộ ở phía đông núi Cẩm Bình, Thành Đô. Sau nhiều năm tìm kiếm, các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy nơi yên nghỉ của mãnh tướng này ở núi Cẩm Bình, Đại Ấp, Tứ Xuyên.
Các chuyên gia không khỏi bất ngờ khi ngôi mộ của Triệu Vân nguyên vẹn sau hàng ngàn năm mà không bị mộ tặc trộm phá. Trước sự việc này, một số giả thuyết được đưa ra.
Một quan điểm cho rằng, khi còn sống, Triệu Vân là một vị tướng dũng mãnh, gan dạ và hết mực trung thành. Vì vậy, mọi người đều yêu mến và kính trọng ông. Do đó, những tên trộm mộ cũng không có suy nghĩ xâm phạm nơi yên nghỉ của Triệu Vân.
Giả thuyết khác cho rằng, Triệu Vân là người sống cả đời giản dị, liêm khiết. Do đó, bên trong ngôi mộ của ông không có nhiều của cải giá trị khiến giới mộ tặc dòm ngó.
Ngoài ra, dân gian còn lưu truyền giai thoại rằng, một số kẻ trộm mộ tìm đến mộ phần của Triệu Vân. Khi đang định "ra tay" thì những tên mộ tặc sợ hãi thấy rất nhiều rắn bò ra từ bên trong ngôi mộ. Theo đó, chúng vội vã bỏ chạy. Từ đó về sau, không kẻ nào dám mạo phạm nơi yên nghỉ của ông.
Mời độc giả xem video: Phá đường dây mua, bán người sang Trung Quốc. Nguồn: THTPCT.