Long bào của hoàng đế Trung Quốc là trang phục chỉ dành riêng cho bậc đế vương. Nó tượng trưng cho quyền lực tối thượng của nhà vua. Bất cứ ai cả gan mặc long bào có nghĩa phạm phải trọng tội và phải trả giá bằng cả tính mạng.Trên long bào của hoàng đế có thêu 9 con rồng. Trong đó, 2 con rồng ở hai vai, 1 con rồng ở sau lưng, 1 con rồng phủ lấy phần ngực áo, 1 con rồng phủ lấy phần tà áo, 4 con rồng nhỏ được thêu ở phần dưới vạt áo.Ngoài 9 con rồng trên, một số hoa văn hình rồng nhỏ được trang trí ở cổ áo, eo và cổ tay áo. Hoàng đế thường mặc long bào vào những dịp quan trọng trong năm như: lễ sắc phong lên ngôi, lễ tế đàn Nam Giao (lễ tế trời), lễ tế đàn Xã Tắc (lễ tế đất), lễ tế Tông Miếu (lễ tế tổ tiên), lễ tiếp các sứ thần...Nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc lấy màu vàng làm màu biểu tượng của long bào. Tuy nhiên, một vài triều đại như nhà Tần, Tây Hán thì sử dụng long bào màu đen.Những người thợ có tay nghề cao nhất được giao trọng trách quan trọng là may long bào. Trang phục thể hiện quyền uy của nhà vua được làm từ những chất liệu tốt nhất như lụa, tơ, gấm, chỉ thượng hạng... Nhóm thợ thủ công thường mất 3 năm để hoàn thành bộ long bào.Điều thú vị và khó tin là long bào không bao giờ được giặt. Hoán Y Cục là nơi phụ trách việc giặt giũ, làm sạch các trang phục trong hoàng cung. Khác với nhiều trang phục khác, các cung nữ sẽ không dùng nước để giặt long bào.Nguyên do là bởi long bào được may từ những chất liệu vô cùng quý giá. Nếu sử dụng nước để giặt thì sẽ làm hỏng long bào, bao gồm các họa tiết thêu hình rồng có thể bị biến dạng.Theo đó, để làm sạch long bào, các cung nữ tại Hoán Y Cục sẽ sử dụng hương liệu. Việc dùng hương liệu để xông sẽ giúp long bào tránh bị hư hại cũng như giúp trang phục này thơm tho, sạch sẽ.Do tần suất hoàng đế mặc long bào khá thấp nên trang phục này thường không có những vết bẩn khó làm sạch.Nhờ vậy, long bào của hoàng đế có "tuổi thọ" rất cao. Sau nhiều năm, long bào của nhà vua vẫn còn khá nguyên vẹn.Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Long bào của hoàng đế Trung Quốc là trang phục chỉ dành riêng cho bậc đế vương. Nó tượng trưng cho quyền lực tối thượng của nhà vua. Bất cứ ai cả gan mặc long bào có nghĩa phạm phải trọng tội và phải trả giá bằng cả tính mạng.
Trên long bào của hoàng đế có thêu 9 con rồng. Trong đó, 2 con rồng ở hai vai, 1 con rồng ở sau lưng, 1 con rồng phủ lấy phần ngực áo, 1 con rồng phủ lấy phần tà áo, 4 con rồng nhỏ được thêu ở phần dưới vạt áo.
Ngoài 9 con rồng trên, một số hoa văn hình rồng nhỏ được trang trí ở cổ áo, eo và cổ tay áo. Hoàng đế thường mặc long bào vào những dịp quan trọng trong năm như: lễ sắc phong lên ngôi, lễ tế đàn Nam Giao (lễ tế trời), lễ tế đàn Xã Tắc (lễ tế đất), lễ tế Tông Miếu (lễ tế tổ tiên), lễ tiếp các sứ thần...
Nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc lấy màu vàng làm màu biểu tượng của long bào. Tuy nhiên, một vài triều đại như nhà Tần, Tây Hán thì sử dụng long bào màu đen.
Những người thợ có tay nghề cao nhất được giao trọng trách quan trọng là may long bào. Trang phục thể hiện quyền uy của nhà vua được làm từ những chất liệu tốt nhất như lụa, tơ, gấm, chỉ thượng hạng... Nhóm thợ thủ công thường mất 3 năm để hoàn thành bộ long bào.
Điều thú vị và khó tin là long bào không bao giờ được giặt. Hoán Y Cục là nơi phụ trách việc giặt giũ, làm sạch các trang phục trong hoàng cung. Khác với nhiều trang phục khác, các cung nữ sẽ không dùng nước để giặt long bào.
Nguyên do là bởi long bào được may từ những chất liệu vô cùng quý giá. Nếu sử dụng nước để giặt thì sẽ làm hỏng long bào, bao gồm các họa tiết thêu hình rồng có thể bị biến dạng.
Theo đó, để làm sạch long bào, các cung nữ tại Hoán Y Cục sẽ sử dụng hương liệu. Việc dùng hương liệu để xông sẽ giúp long bào tránh bị hư hại cũng như giúp trang phục này thơm tho, sạch sẽ.
Do tần suất hoàng đế mặc long bào khá thấp nên trang phục này thường không có những vết bẩn khó làm sạch.
Nhờ vậy, long bào của hoàng đế có "tuổi thọ" rất cao. Sau nhiều năm, long bào của nhà vua vẫn còn khá nguyên vẹn.
Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế. Nguồn: Kienthuc.net.vn.