Là thê thiếp của hoàng đế, các phi tần Trung Quốc thời phong kiến khiến nhiều người ghen tị vì có cuộc sống vinh hoa phú quý, được ăn ngon mặc đẹp, luôn có người hầu hạ...Tuy nhiên, mọi người không biết rằng, các phi tần trong hậu cung của hoàng đế phải tuân thủ vô số quy định nghiêm ngặt. Thậm chí, ngay cả khi chết, các nghi lễ mai táng cũng rất phức tạp. Phi tần càng có địa vị cao trong hoàng cung thì việc mai táng càng long trọng và cầu kỳ hơn.Đầu tiên là việc sau khi qua đời, thi hài của phi tần sẽ có người chuyên trách làm nhiệm vụ tắm rửa, làm sạch thi thể. Sau đó, cung nữ sẽ trang điểm cho người chết.Nguyên do là bởi người Trung Quốc thời xưa rất chú trọng đến vẻ ngoài của thi thể. Phi tần quá cố sẽ được trang điểm để trở nên đẹp hơn, giữ được phong thái vương giả, trang nghiêm khi sang thế giới bên kia.Tiếp đến, để ngăn thi thể không phân hủy, người ta sẽ tiến hành phong bế chín khiếu (tức 9 lỗ hở trên cơ thể) của phi tần quá cố.Điều này xuất phát từ việc sau khi qua đời, quá trình mục ruỗng sẽ diễn ra khiến lượng lớn chất lỏng trong thi thể phi tần quá cố sẽ chảy ra ngoài.Việc phong bế chín khiếu sẽ giúp làm chậm quá trình phân hủy, thậm chí giúp thi hài vẹn nguyên theo thời gian.Do đó, hoàng tộc Trung Quốc thời phong kiến thường sử dụng các nút ngọc để phong bế chín khiếu trên cơ thể phi tần sau khi qua đời.Ngoài ra, người ta còn đặt miếng ngọc hoặc dạ minh châu trong miệng của phi tần nhằm giúp bảo quản thi hài.Kế đến, các cung nữ sẽ khoác lên người phi tần bộ trang phục đẹp nhất, lộng lẫy nhất trước khi đặt vào bên trong quan tài. Sau khi hoàn thành các nghi lễ trong tang lễ, quan tài chứa thi hài phi tần sẽ được chôn cất trong mộ. Sau nhiều năm, thi hài của một số phi tần vẫn còn khá nguyên vẹn được cho là nhờ cách thức mai táng phức tạp.Mời độc giả xem video: Bất ngờ cuộc sống hoàng cung Trung Quốc khác xa với phim ảnh. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Là thê thiếp của hoàng đế, các phi tần Trung Quốc thời phong kiến khiến nhiều người ghen tị vì có cuộc sống vinh hoa phú quý, được ăn ngon mặc đẹp, luôn có người hầu hạ...
Tuy nhiên, mọi người không biết rằng, các phi tần trong hậu cung của hoàng đế phải tuân thủ vô số quy định nghiêm ngặt. Thậm chí, ngay cả khi chết, các nghi lễ mai táng cũng rất phức tạp. Phi tần càng có địa vị cao trong hoàng cung thì việc mai táng càng long trọng và cầu kỳ hơn.
Đầu tiên là việc sau khi qua đời, thi hài của phi tần sẽ có người chuyên trách làm nhiệm vụ tắm rửa, làm sạch thi thể. Sau đó, cung nữ sẽ trang điểm cho người chết.
Nguyên do là bởi người Trung Quốc thời xưa rất chú trọng đến vẻ ngoài của thi thể. Phi tần quá cố sẽ được trang điểm để trở nên đẹp hơn, giữ được phong thái vương giả, trang nghiêm khi sang thế giới bên kia.
Tiếp đến, để ngăn thi thể không phân hủy, người ta sẽ tiến hành phong bế chín khiếu (tức 9 lỗ hở trên cơ thể) của phi tần quá cố.
Điều này xuất phát từ việc sau khi qua đời, quá trình mục ruỗng sẽ diễn ra khiến lượng lớn chất lỏng trong thi thể phi tần quá cố sẽ chảy ra ngoài.
Việc phong bế chín khiếu sẽ giúp làm chậm quá trình phân hủy, thậm chí giúp thi hài vẹn nguyên theo thời gian.
Do đó, hoàng tộc Trung Quốc thời phong kiến thường sử dụng các nút ngọc để phong bế chín khiếu trên cơ thể phi tần sau khi qua đời.
Ngoài ra, người ta còn đặt miếng ngọc hoặc dạ minh châu trong miệng của phi tần nhằm giúp bảo quản thi hài.
Kế đến, các cung nữ sẽ khoác lên người phi tần bộ trang phục đẹp nhất, lộng lẫy nhất trước khi đặt vào bên trong quan tài. Sau khi hoàn thành các nghi lễ trong tang lễ, quan tài chứa thi hài phi tần sẽ được chôn cất trong mộ. Sau nhiều năm, thi hài của một số phi tần vẫn còn khá nguyên vẹn được cho là nhờ cách thức mai táng phức tạp.
Mời độc giả xem video: Bất ngờ cuộc sống hoàng cung Trung Quốc khác xa với phim ảnh. Nguồn: Kienthuc.net.vn.