Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được phát hiện ngày 29 tháng 3 năm 1974 gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc. Đây là Di sản Thế giới đã được UNESCO công nhận.Các bức tượng trong đội quân đất nung có chiều cao từ 175 - 190 cm. Mỗi bức tượng đều khác nhau về cử chỉ và nét mặt, một số bức tượng thậm chí còn có màu sắc khác biệt.Khi nghiên cứu kỹ hơn về đội quân đất nung, các nhà khoa học đã vô cùng khó hiểu khi thấy hầu hết tất cả chiến binh chỉ đội khăn trùm đầu làm bằng vải lanh. Các tượng binh lính cấp bậc lãnh đạo cao hơn thì được mô tả đội một chiếc mũ bằng da bò và trang bị thêm một vài phụ kiện khác.Đa số những người lính để lộ trực tiếp phần tóc dài và được búi lên. Bộ giáp của họ cũng khá đơn giản. Các tổ đội binh lính bình thường trang bị áo giáp hạn chế. Còn các tổ đội binh lính được cho là chính quy hơn thì mặc áo giáp để bảo vệ ngực trước và sau lưng.Thời nhà Tần đã có thể sản xuất và sở hữu hàng triệu áo giáp, mũ giáp, binh khí,... nhưng tại sao những người lính đất nung trong lăng mộ nổi tiếng này lại không đội mũ giáp?Theo phân tích của các nhà khoa học, việc không cần đội mũ giáp được cho là nhằm thể hiện cho sự dũng cảm, gan lì, liều lĩnh của các binh lính nhà Tần thời xưa. Bởi chế độ khen thưởng cho các binh lính nhà Tần vô cùng hậu hĩnh.Chừng nào người lính hoặc tướng quân Tần tiêu diệt được một kẻ thù cùng cấp với họ, họ có thể được nâng cấp bậc của mình, việc nâng cấp bậc sẽ càng giúp cho họ có cơ hội được ban thêm ruộng đất và người hầu.Khi một binh sĩ bắt giữ được hai kẻ thù (cùng cấp bậc trở lên) trên chiến trường, thì cha mẹ anh ta là tù nhân hoặc nô lệ có thể ngay lập tức trở thành người tự do. Nếu vợ anh ta đang là nô tì, thì người vợ đó cũng sẽ được tự do. Nếu người cha chết ở chiến trường, những chiến công của người cha đó có thể được ghi lại cho con trai thừa hưởng.Với những luật lệ trên, một người có uy tín và chiến tích trong quân ngũ thì đồng nghĩa cả gia đình sẽ được hưởng lợi. Vì vậy các binh sĩ không màng sự sống và cái chết, mọi thứ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý chiến đấu của họ dường như bị loại bỏ."Sử kí Tư Mã Thiên" cũng ghi lại: Quân đội Tần trên chiến trường rất "trần trụi" và chỉ có một bộ áo giáo duy nhất được mang trên người binh lính. Phải chăng vì vậy mà họ cũng không cần đội mũ giáp để chứng minh sự dũng cảm?Cũng theo ghi nhận trong lịch sử, khi người Tần nhận được tin họ sẽ tham gia chiến đấu, thì họ cũng vô cùng bàng quan và xem nhẹ đến mức chẳng buồn quan tâm chuyện sống chết. So với người nước khác, thì họ cứng cỏi hơn rất nhiều.Thời đó, rượu là thứ được coi trọng, nó giúp những người lính tập trung hơn vào một động lực: chiến đấu diệt kẻ thù và đóng góp cho gia đình cũng như đất nước. Vì vậy việc không đội mũ và mặc giáp cũng thể hiện sự quyết tâm và lòng quả cảm của họ.Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT.
Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được phát hiện ngày 29 tháng 3 năm 1974 gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc. Đây là Di sản Thế giới đã được UNESCO công nhận.
Các bức tượng trong đội quân đất nung có chiều cao từ 175 - 190 cm. Mỗi bức tượng đều khác nhau về cử chỉ và nét mặt, một số bức tượng thậm chí còn có màu sắc khác biệt.
Khi nghiên cứu kỹ hơn về đội quân đất nung, các nhà khoa học đã vô cùng khó hiểu khi thấy hầu hết tất cả chiến binh chỉ đội khăn trùm đầu làm bằng vải lanh. Các tượng binh lính cấp bậc lãnh đạo cao hơn thì được mô tả đội một chiếc mũ bằng da bò và trang bị thêm một vài phụ kiện khác.
Đa số những người lính để lộ trực tiếp phần tóc dài và được búi lên. Bộ giáp của họ cũng khá đơn giản. Các tổ đội binh lính bình thường trang bị áo giáp hạn chế. Còn các tổ đội binh lính được cho là chính quy hơn thì mặc áo giáp để bảo vệ ngực trước và sau lưng.
Thời nhà Tần đã có thể sản xuất và sở hữu hàng triệu áo giáp, mũ giáp, binh khí,... nhưng tại sao những người lính đất nung trong lăng mộ nổi tiếng này lại không đội mũ giáp?
Theo phân tích của các nhà khoa học, việc không cần đội mũ giáp được cho là nhằm thể hiện cho sự dũng cảm, gan lì, liều lĩnh của các binh lính nhà Tần thời xưa. Bởi chế độ khen thưởng cho các binh lính nhà Tần vô cùng hậu hĩnh.
Chừng nào người lính hoặc tướng quân Tần tiêu diệt được một kẻ thù cùng cấp với họ, họ có thể được nâng cấp bậc của mình, việc nâng cấp bậc sẽ càng giúp cho họ có cơ hội được ban thêm ruộng đất và người hầu.
Khi một binh sĩ bắt giữ được hai kẻ thù (cùng cấp bậc trở lên) trên chiến trường, thì cha mẹ anh ta là tù nhân hoặc nô lệ có thể ngay lập tức trở thành người tự do. Nếu vợ anh ta đang là nô tì, thì người vợ đó cũng sẽ được tự do. Nếu người cha chết ở chiến trường, những chiến công của người cha đó có thể được ghi lại cho con trai thừa hưởng.
Với những luật lệ trên, một người có uy tín và chiến tích trong quân ngũ thì đồng nghĩa cả gia đình sẽ được hưởng lợi. Vì vậy các binh sĩ không màng sự sống và cái chết, mọi thứ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý chiến đấu của họ dường như bị loại bỏ.
"Sử kí Tư Mã Thiên" cũng ghi lại: Quân đội Tần trên chiến trường rất "trần trụi" và chỉ có một bộ áo giáo duy nhất được mang trên người binh lính. Phải chăng vì vậy mà họ cũng không cần đội mũ giáp để chứng minh sự dũng cảm?
Cũng theo ghi nhận trong lịch sử, khi người Tần nhận được tin họ sẽ tham gia chiến đấu, thì họ cũng vô cùng bàng quan và xem nhẹ đến mức chẳng buồn quan tâm chuyện sống chết. So với người nước khác, thì họ cứng cỏi hơn rất nhiều.
Thời đó, rượu là thứ được coi trọng, nó giúp những người lính tập trung hơn vào một động lực: chiến đấu diệt kẻ thù và đóng góp cho gia đình cũng như đất nước. Vì vậy việc không đội mũ và mặc giáp cũng thể hiện sự quyết tâm và lòng quả cảm của họ.