Sau khi được thành lập vào thế kỷ 13, đế quốc Ottoman từng bước trở thành một đế chế hùng mạnh khiến các nước lân cận phải dè chừng.Nguyên do là bởi đế chế Ottoman xây dựng được một đội quân thiện chiến, dũng mãnh và giỏi võ nghệ.Nhờ đội quân này, người Ottoman đã chinh phục được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở châu Á, đông nam và trung tâm châu Âu, bắc và đông bắc châu Phi, và vùng Kavkaz.Vào thời kỳ hưng thịnh, lãnh thổ đế chế Ottoman trải dài trên diện tích 5,6 triệu km2 với dân số khoảng 15 triệu người.Thế nhưng, sau hơn 6 thế kỷ tồn tại và phát triển, đế chế Ottoman sụp đổ. Có nhiều nguyên nhân khiến đế quốc này suy tàn. Trong số này có việc kể từ thế kỷ 17, sức mạnh quân sự của đế chế Ottoman bắt đầu suy yếu.Các cuộc chinh phạt của người Ottoman liên tiếp gặp nhiều thất bại như cuộc chinh phục Vienna năm 1683 bất thành.Thêm nữa, cuộc chiến tranh Balkan diễn ra trong năm 1912 và 1913 đã khiến đế chế Ottoman tổn thất lớn khi mất 33% lãnh thổ và 20% dân số.Dù đế chế Ottoman thực hiện nhiều cải cách nhằm chấn hưng đất nước về thời kỳ huy hoàng nhưng đều không có kết quả.Khi Chiến tranh thế giới 1 nổ ra, đế chế Ottoman liên minh với Đức với hy vọng sẽ sớm trở lại những ngày vinh quang.Kết quả là Đức bại trận kéo theo đế chế Ottoman sụp đổ hoàn toàn khi 2/3 quân sĩ tử trận và khoảng 3 triệu dân thường tử vong. Theo đó, đế chế hùng mạnh một thời biến mất khỏi bản đồ thế giới.
video: Cuộc hội ngộ 37 năm sau chiến tranh (nguồn: VTC14)
Sau khi được thành lập vào thế kỷ 13, đế quốc Ottoman từng bước trở thành một đế chế hùng mạnh khiến các nước lân cận phải dè chừng.
Nguyên do là bởi đế chế Ottoman xây dựng được một đội quân thiện chiến, dũng mãnh và giỏi võ nghệ.
Nhờ đội quân này, người Ottoman đã chinh phục được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở châu Á, đông nam và trung tâm châu Âu, bắc và đông bắc châu Phi, và vùng Kavkaz.
Vào thời kỳ hưng thịnh, lãnh thổ đế chế Ottoman trải dài trên diện tích 5,6 triệu km2 với dân số khoảng 15 triệu người.
Thế nhưng, sau hơn 6 thế kỷ tồn tại và phát triển, đế chế Ottoman sụp đổ. Có nhiều nguyên nhân khiến đế quốc này suy tàn. Trong số này có việc kể từ thế kỷ 17, sức mạnh quân sự của đế chế Ottoman bắt đầu suy yếu.
Các cuộc chinh phạt của người Ottoman liên tiếp gặp nhiều thất bại như cuộc chinh phục Vienna năm 1683 bất thành.
Thêm nữa, cuộc chiến tranh Balkan diễn ra trong năm 1912 và 1913 đã khiến đế chế Ottoman tổn thất lớn khi mất 33% lãnh thổ và 20% dân số.
Dù đế chế Ottoman thực hiện nhiều cải cách nhằm chấn hưng đất nước về thời kỳ huy hoàng nhưng đều không có kết quả.
Khi Chiến tranh thế giới 1 nổ ra, đế chế Ottoman liên minh với Đức với hy vọng sẽ sớm trở lại những ngày vinh quang.
Kết quả là Đức bại trận kéo theo đế chế Ottoman sụp đổ hoàn toàn khi 2/3 quân sĩ tử trận và khoảng 3 triệu dân thường tử vong. Theo đó, đế chế hùng mạnh một thời biến mất khỏi bản đồ thế giới.
video: Cuộc hội ngộ 37 năm sau chiến tranh (nguồn: VTC14)