Không giống như Dương Quý Phi hay Tây Thi từ khi sinh ra đã sở hữu nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, Vương Chiêu Quân trở thành tuyệt thế giai nhân nhờ có bí quyết làm đẹp riêng.
Bà tên thật là Vương Tường, con gái của một thường dân ở huyện Hưng Sơn, tình Hồ Bắc ngày nay. Mặc dù sở hữu khuôn mặt dễ thương nhưng do gia cảnh nghèo khó phải làm lụng vất vả, khiến làn da và mái tóc bị hủy hoại. Da đen xạm, tóc khô xơ và vẻ ngoài lam lũ không ấn tượng.
Tuy nhiên, nhờ học được bí quyết làm đẹp của một lão bà theo nguyên tắc "trong trị ngoài dưỡng" đã giúp Vương Chiêu Quân trở thành một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa. Vẻ ngoài của mỹ nhân "lạc nhạc" (chim nhạn sa xuống đất) khiến cho vua Hung Nô mê đắm, góp phần đem lại hòa bình giữa nhà Hán và Hung Nô trong vòng 60 năm.
Vậy, bí quyết làm đẹp cụ thể là gì? Cùng khám phá ngay dưới đây:
Bí quyết 1: Dưỡng da bằng canh ngũ quả
Nguyên liệu gồm: 2 quả táo tàu, 6g long nhãn, 10g kỳ tử, 1 quả lê bỏ hạt giữ nguyên vỏ, 1 quả chuối tiêu bỏ vỏ
Cách làm:
Bước 1: Cho táo tàu, long nhãn, kỳ tử vào nồi đun sôi lên.
Bước 2: Sau khi đun sôi thì cho thêm lê và chuối tiêu, có thể cho thêm khi ăn.
Cách sử dụng: Mỗi ngày ăn loại canh ngũ quả này vào buổi sáng, người dùng sẽ có một làn da mịn màng, trắng sáng sau 2 tháng.
Bí quyết 2: Làm đẹp tóc bằng thảo mộc
Nguyên liệu: Hoa cúc La Mã, câu kỷ tử, lá trắc bạch diệp khô, xuyên khung, dễ cây dâu tằm, tang bạch bì, bạch chỉ, cây tê tân, sen cạn.
Cách làm:
Bước 1: Nghiền tất cả các hỗn hợp trên thành bột, cho vào túi thuốc.
Bước 2: Sắc hỗn hợp trên với lượng nước thích hợp.
Cách sử dụng: Đem hỗn hợp này bôi lên tóc, một tuần thực hiện 3 lần giúp tóc dày, mền mượt, căng bóng.
Truyền kỳ về Vương Chiêu Quân
Vương Chiêu Quân là một mỹ nhân thời nhà Hán, một trong Tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc thời bấy giờ. Về sau do kiêng húy của Tư Mã Chiêu, nàng được đổi gọi là Minh phi.
Với sắc đẹp được ví là Trầm ngư Lạc nhạn, Họa công kí thị, câu chuyện về nàng trở thành một đề tài sáng tác phổ biển của thi ca, nghệ thuật. Vương Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốc như một sứ giả hòa bình.
Nàng là một trong Hai đại mỹ nhân của lịch sử nhà Hán cùng với một mỹ nhân khác tên Triệu Phi Yến.
Vương Chiêu Quân được trời phú nhan sắc tuyệt trần và trí thông minh. Nàng thông thạo đàn tỳ bà và tứ nghệ gồm: cầm, kì, thi, họa, được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 40 TCN, đời Hán Nguyên Đế. Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt Hoàng đế và vẫn chỉ là một Cung nữ.
Năm 33 TCN, Vương Chiêu Quân phụng mệnh Hán Nguyên Đế xuất giá kết thân, được gả cho Thiền vu Nam Hung Nô Hô Hàn Tà. Năm 31 TCN, Hô Hàn Tà qua đời, Vương Chiêu Quân bắt buộc phải theo tập quán nối dây của Hung Nô và trở thành phi tần của con trai trưởng của Hô Hàn Tà là Phục Chu Luy Nhược Đề.
Bi kịch của Vương Chiêu Quân vẫn chưa dừng lại. Chỉ 11 năm sau, người chồng thứ hai của Vương Chiêu Quân qua đời, nàng lại phải làm vợ của con trưởng của Phục Chu Luy, cũng là cháu nội của Hô Hàn Tà. Vương Chiêu Quân không thể tiếp tục chịu đựng được sự nhục nhã này, cuối cùng quyết định dùng độc tự vẫn và được an táng tại Thanh Trủng.
Về cái chết của Chiêu Quân cũng có nhiều giả thuyết. Có giả thuyết cho rằng, đến Nhạn Môn Quan, Chiêu Quân gieo mình xuống sông tự vẫn. Cũng có giả thuyết khác là Chiêu Quân đến đất Hồ, nàng yêu cầu thiền vu Hồ giết chết gian thần Mao Diên Thọ, rồi sau đó nàng tìm cách tự tử, nhảy xuống sông để xác nàng theo dòng trôi trở về đất Trung Nguyên.
Như vậy, suốt cả cuộc đời mình, hạnh phúc chưa một lần mỉm cười với mỹ nhân Vương Chiêu Quân. Khi còn trẻ đẹp, nàng không được vua sủng hạnh chỉ vì bị gã họa sĩ hèn hạ chơi xấu, rồi nàng phải rời xa quê hương, hy sinh hạnh phúc riêng để quan hệ giữa hai quốc gia được tốt đẹp. Chiêu Quân cũng sinh được 2 người con với người vua mới của Hung Nô. Nàng chẳng bao giờ cười, cứ thế sống lặng lẽ cho đến cuối đời ở nơi đất khách.
Danh tiếng Vương Chiêu Quân đã đi vào lịch sử như một sứ giả hòa bình. Nàng được coi là người đã có công mang lại hòa bình trong suốt nhiều năm giữa dân tộc Hán và Hung Nô. Câu chuyện về cuộc đời nàng cũng trở thành giai thoại được dựng thành phim, thành đề tài cho nhiều sáng tác thơ ca, kịch, tiểu thuyết ở Trung Quốc.