Attila - bạo chúa Hung Nô trị vì trong 19 năm (từ năm 434 - 453). Ông được đánh giá là thiền vu kiệt xuất nhất của đế chế Hung Nô. Trong thời gian nắm quyền, ông đã thực hiện nhiều cuộc chinh phạt đẫm máu giúp mở rộng lãnh thổ.Theo đó, quân đội Hung Nô chinh phục được được nhiều vùng đất trù phú, giàu có. Đội quân chinh phạt của bạo chúa Attila đi đến đâu đều khiến kẻ địch chịu thương vong nhiều. Vì vậy, ông được coi là bạo chúa "khát máu".Trong số các vùng đất, đế chế trở thành mục tiêu của bạo chúa này có đế chế La Mã. Theo một nghiên cứu mới công bố, các nhà nghiên cứu phát hiện thiền vu của đế chế Hung Nô có thể đã phát động cuộc tấn công, xâm chiếm La Mã nhằm cướp phá lương thực để cứu người dân Hung Nô khỏi hạn hán và nạn đói.Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu về khí hậu trong 2.000 năm qua được lưu lại thông qua các vòng cây sồi được tìm thấy xung quanh vùng đồng bằng ngập nước của sông Danube và Tisza ở Trung Âu.Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra, bạo chúa Attila đã chỉ huy quân Hung Nô tràn qua biên giới, tấn công La Mã vào những năm rất khô hạn, mùa màng thất thu và đồng cỏ thưa thớt.Hung Nô đã trải qua những mùa Hè khô hạn khác thường vào thế kỷ 4 và 5 với hạn hán kéo dài từ năm 420 - 450.Do vậy, người dân Hung Nô rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đồng cổ khô hạn khiến đàn ngựa chiến, gia súc thiếu thức ăn...Do đó, động lực chính của bạo chúa Attila khi chỉ huy quân Hung Nô tấn công la Mã là cướp bóc lương thực để giải quyết nạn đói.Đồng thời, việc chiếm các đồng cỏ chăn nuôi tươi tốt của La Mã sẽ giúp Hung Nô cải thiện tình hình chăn nuôi trong thời kỳ hạn hán.Do vậy, trong thời gian trị vì, bạo chúa Attila đã đẩy mạnh các cuộc xâm lược La Mã và các vùng lân cận để giải quyết khó khăn trong nước, giúp người dân cải thiện cuộc sống.Mời độc giả xem video: Nắng nóng đang hoành hành tại châu Âu. Nguồn: THĐT1.
Attila - bạo chúa Hung Nô trị vì trong 19 năm (từ năm 434 - 453). Ông được đánh giá là thiền vu kiệt xuất nhất của đế chế Hung Nô. Trong thời gian nắm quyền, ông đã thực hiện nhiều cuộc chinh phạt đẫm máu giúp mở rộng lãnh thổ.
Theo đó, quân đội Hung Nô chinh phục được được nhiều vùng đất trù phú, giàu có. Đội quân chinh phạt của bạo chúa Attila đi đến đâu đều khiến kẻ địch chịu thương vong nhiều. Vì vậy, ông được coi là bạo chúa "khát máu".
Trong số các vùng đất, đế chế trở thành mục tiêu của bạo chúa này có đế chế La Mã. Theo một nghiên cứu mới công bố, các nhà nghiên cứu phát hiện thiền vu của đế chế Hung Nô có thể đã phát động cuộc tấn công, xâm chiếm La Mã nhằm cướp phá lương thực để cứu người dân Hung Nô khỏi hạn hán và nạn đói.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu về khí hậu trong 2.000 năm qua được lưu lại thông qua các vòng cây sồi được tìm thấy xung quanh vùng đồng bằng ngập nước của sông Danube và Tisza ở Trung Âu.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra, bạo chúa Attila đã chỉ huy quân Hung Nô tràn qua biên giới, tấn công La Mã vào những năm rất khô hạn, mùa màng thất thu và đồng cỏ thưa thớt.
Hung Nô đã trải qua những mùa Hè khô hạn khác thường vào thế kỷ 4 và 5 với hạn hán kéo dài từ năm 420 - 450.
Do vậy, người dân Hung Nô rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đồng cổ khô hạn khiến đàn ngựa chiến, gia súc thiếu thức ăn...
Do đó, động lực chính của bạo chúa Attila khi chỉ huy quân Hung Nô tấn công la Mã là cướp bóc lương thực để giải quyết nạn đói.
Đồng thời, việc chiếm các đồng cỏ chăn nuôi tươi tốt của La Mã sẽ giúp Hung Nô cải thiện tình hình chăn nuôi trong thời kỳ hạn hán.
Do vậy, trong thời gian trị vì, bạo chúa Attila đã đẩy mạnh các cuộc xâm lược La Mã và các vùng lân cận để giải quyết khó khăn trong nước, giúp người dân cải thiện cuộc sống.
Mời độc giả xem video: Nắng nóng đang hoành hành tại châu Âu. Nguồn: THĐT1.