ít ai biết được rằng Hán Cao Tổ Lưu Bang có những vết nhơ không xóa được trong cuộc đời.
Vết dơ nhất của Lưu Bang có lẽ bị Lã Hậu "Cắm sừng" mà vẫn làm ngơ
Thường thì cánh mày râu sẽ không để yên cho vợ mình dan díu với người đàn ông khác. Vậy tại sao Hán Cao Tổ Lưu Bang thân là vua của một triều đại, lại nhắm mắt làm ngơ khi bị "cắm sừng"?
Lã Trĩ là người bị ruồng bỏ, ngày trước hạ giá chịu vất vả cùng Lưu Bang, về sau được làm Hoàng hậu nhưng không được chồng yêu chiều, khó trách sinh lòng bất mãn.
Gần như ai ai cũng đều biết Lã hậu tư thông với Thẩm Tự Cơ. Tại sao Lưu Bang và Lưu Doanh tha cho Thẩm Tự Cơ, Lưu Trường lại muốn giết ông ta?
Tuy Lã hậu bị người đời sau chỉ trích vì hành vi độc ác, nhưng trước khi trở nên như vậy, bà ta lại là một người vợ hiền mẹ tốt.
Khi nhà họ Lã chuyển tới sống ở huyện Bái, Lưu Bang tay không đến chúc mừng, mọi người đều khinh thường ông, chỉ có Lã Công cho rằng ông có tướng mạo bất phàm, sẽ làm nên việc lớn.
Vậy là Lã Công gả con gái của mình cho Lưu Bang. Khi ấy, Lưu Bang hơn Lã hậu 15 tuổi, còn có một đứa con ngoài giá thú tên là Lưu Phì.
Thường thì đa số phụ nữ sẽ không bằng lòng với việc này, nhưng Lã hậu lại vô cùng hiền thục, cam tâm chấp nhận tất cả.
Khi ấy Lưu Bang chơi bời lêu lổng, vô công rồi nghề, Lã hậu phải sống bằng sức mình, nuôi dưỡng con cái, hiếu thuận với cha mẹ.
Có lần Lưu Bang uống say gây ra tai hoạ, bất đắc dĩ phải bỏ trốn mất dạng, Lã hậu vừa phải chèo chống gia đình, vừa phải đi đưa cơm nước và quần áo cho Lưu Bang.
Càng hiếm thấy hơn nữa là Lã hậu không hề bạc đãi Lưu Phì. Từ đó có thể thấy, thời điểm này Lã hậu vẫn là người hiền lành chu đáo.
Thẩm Tự Cơ là đồng hương của Lưu Bang. Sau khi Lưu Bang được tôn làm Bái Công, ông từng giao phó Lưu Thái Công cho Thẩm Tự Cơ.
Về sau, vào thời điểm diễn ra trận Bành Thành, Lưu Bang thất bại thảm hại, tự mình dẫn hơn mười kỵ binh phá vòng vây chạy thoát thân, còn Lã hậu và Lưu Thái Công và một số người nữa đều bị Hạng Vũ bắt làm con tin, Thẩm Tự Cơ cũng nằm trong số đó.
Chồng tuyệt tình đến mức bất chấp tính mạng của vợ, vào giây phút Lã hậu nản lòng thoái chí, đều có Thẩm Tự Cơ bầu bạn. Nhóm người Lã hậu bị cầm tù, mãi cho tới 28 tháng sau Sở – Hán đàm phán hoà bình mới được thả về.
Mà vào lúc này, Lưu Bang lại vô cùng sủng ái Thích phu nhân, còn nảy sinh ý định phế con trưởng lập con út. Trong tình huống đó, Lã hậu và Thẩm Tự Cơ càng trở nên thân thiết hơn.
Lưu Bang bị cắm sừng, nhưng suốt cả cuộc đời ông cũng không trừng phạt Thẩm Tự Cơ vì chuyện ấy, nguyên nhân do đâu?
Thứ nhất, có thể Lưu Bang không hề rõ chuyện này. Ông và Thẩm Tự Cơ quen nhau từ thuở hàn vi, lại là đồng hương, rất khó nảy sinh nghi ngờ ông ta, mà xung quanh lại không ai dám nói thẳng với Hoàng đế.
Lưu Bang yêu chiều Thích phu nhân, có thể thời điểm đó chẳng còn mảy may bận tâm đến chuyện của vợ.
Thứ hai, có thể Lưu Bang biết rõ, nhưng ông ta không thể chỉ trích vợ mình. Năm xưa Lã hậu hiền lành chịu khó, nhưng lại bị đối xử như vậy.
Có thể nói, Lưu Bang đã tự tay biến vợ mình trở nên độc ác nham hiểm, bản thân ông ta có lỗi với Lã hậu trước, có lẽ cũng không có mặt mũi nào để đay nghiến Lã hậu.
Thứ ba, một khi Lưu Bang xử lý Thẩm Tự Cơ, đồng nghĩa với việc gián tiếp tuyên bố với toàn thiên hạ rằng mình đã bị cắm sừng.
Với một Đế vương mà nói, đây là sự sỉ nhục vô cùng lớn. Huống chi Lã hậu tư thông với người khác cũng không gây trở ngại đến đại cục, có lẽ Lưu Bang cũng chẳng thèm truy cứu.
Con trai của Lã hậu là Lưu Doanh thì lại từng có ý định giết chết Thẩm Tự Cơ, nhưng đến cuối cùng vẫn lựa chọn làm ngơ
Thẩm Tự Cơ tư thông với Lã hậu, Lưu Doanh nổi trận lôi đình, muốn giết hại ông ta, nhưng bạn bè của Thẩm Tự Cơ giúp ông ta thoát được một kiếp nạn.
Sau khi Lưu Bang băng hà, Lã hậu thấy trong lòng bất an, từng bàn bạc với Thẩm Tự Cơ khoan hẵng phát tang, sát hại các tướng lĩnh để đoạt quyền trước đã.
Lúc này, Lịch Thương chỉ ra những điểm lợi và hại cho Thẩm Tự Cơ, tỏ ý một khi làm như vậy, có thể trong triều đại thần chống đối, bên ngoài chư hầu tạo phản, nhà Hán ắt gặp nguy hiểm.
Thẩm Tự Cơ thầm cho là vậy, bèn khuyên nhủ Lã hậu, nhờ đó rất nhiều đại thần đã thoát được một kiếp nạn. Cũng chính bởi thế, có rất nhiều người ghi nhớ công ơn của Thẩm Tự Cơ, sẵn lòng giúp ông ta bảo vệ tính mạng.
Thẩm Tự Cơ tránh được Lưu Bang, tránh được Lưu Doanh, nhưng cuối cùng lại chết trong tay Lưu Trường
Lưu Trường là con trai nhỏ của Lưu Bang, được phong là Hoài Nam Vương. Mẹ đẻ Lưu Trường là Triệu Cơ, vốn là mỹ nhân của Trương Ngao, được ông ta dâng cho Lưu Bang.
Về sau, Trương Ngao bị bắt bởi vụ đám người tướng quốc nước Triệu là Quán Cao mưu sát Lưu Bang, Triệu Cơ cũng chịu liên luỵ phải vào nhà lao. Lúc này Triệu Cơ đã mang thai, em trai của bà nhờ Thẩm Tự Cơ báo cho Lã hậu.
Lã hậu biết chuyện càng ghen ghét Triệu Cơ, không chịu nói lại với Lưu Bang, Thẩm Tự Cơ cũng không khuyên nhủ thêm.
Sau khi Triệu Cơ sinh ra Lưu Trường đã tự kết liễu đời mình. Lưu Trường sau này cho rằng Thẩm Tự Cơ không làm hết sức mình, mang lòng thù hận ông ta, vậy là dùng chuỳ sắt giấu trong tay áo giết chết Thẩm Tự Cơ.
Tất nhiên, Lưu Trường làm như vậy cũng là do tự tin và có chỗ dựa.
Thời điểm này, phe cánh nhà họ Lã đã bị tiêu diệt, vị trí thừa tướng của Thẩm Tự Cơ cũng bị bãi miễn bởi Hán Văn Đế Lưu Hằng mới kế vị.
Có thể nói, không chỉ tình cảnh của chính Thẩm Tự Cơ xuống dốc không phanh, đồng minh mà ông ta có thể dựa vào cũng chẳng còn lại là bao, Lưu Trường có giết ông ta cũng không phải đối mặt với sự trả thù.
Ngoài ra, Lưu Trường còn là em trai cùng cha khác mẹ với Hán Văn Đế Lưu Hằng, có quan hệ gần gũi nhất với Văn Hiến Đế, ông thường gọi Lưu Hằng là "đại ca", còn ngồi cùng xe ngựa đi ăn với vua. Cũng chính bởi vậy, Lưu Trường giết chết Thẩm Tự Cơ lại không bị trị tội.
Tất nhiên, hành động dùng chuỳ giết chết Thẩm Tự Cơ cũng có liên quan tới tính cách kiêu ngạo hống hách của Lưu Trường. Bản tính của Lưu Trường ngang ngược, nhiều lần vi phạm quy định của triều đình. Lần này dùng chuỳ giết chết Thẩm Tự Cơ cũng chỉ để trút giận.
Tuy ở vị trí thừa tướng, nhưng Thẩm Tự Cơ lại không hề có công lao gì. Lã hậu vừa chết, Thẩm Tự Cơ mất đi chỗ dựa, bị giết cũng không phải là lạ.
Còn Lưu Trường, được anh trai yêu chiều đến như vậy nhưng lại không biết hài lòng, có ý đồ mưu phản, cuối cùng phải tự sát bỏ mạng trên đường đi lưu đày.
Cái chết của hai người này đều được coi như là điển hình cho câu nói "phẩm hạnh không xứng với danh vọng, ắt gặp phải tai ương".