Cạnh lối vào khu dinh thự Vua Mèo nổi tiếng ở cao nguyên đá Đồng Văn có một ngôi mộ được xây cất bằng đá theo lối cổ của người H'Mông trong vùng.Đó chính là nơi an nghỉ của Vua Mèo Vương Chí Sình (1886 - 1962), nhân vật quyền lực nhất vùng đất Hà Giang những năm 1930 - 1940.Bia mộ Vua Mèo ghi tên ông là Vương Chí Thành cùng chức danh Đại biểu quốc hội khóa I và II nước VNDCCH. Đây là tên Bác Hồ gọi Vương Chí Sình sau khi kết nghĩa anh em với ông. Mộ phần còn có dòng chữ “Tận trung báo quốc, bất thụ nô lệ”. Dòng chữ này từng được khắc trên thanh gươm Bác Hồ tặng cho Vua Mèo.Sau khi Cách mạng Tháng tám thành công, Vua Mèo Vương Chí Sình đã một lòng theo sự nghiệp cách mạng. Tại khóa Quốc hội đầu tiên của nước ta năm 1946, ông vinh dự được bầu là đại biểu Quốc hội. Là một người có tiếng nói lớn, ông đã tuyên truyền vận động người dân Hà Giang một lòng theo chính quyền mới, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, sống định canh định cư.Cạnh mộ Vua Mèo Vương Chí Sình có mộ người vợ thứ ba của ông là bà Trương Mỹ Thuận.Theo lời kể, bà Trương Mỹ Thuận là một người phụ nữ Hà Nội xinh đẹp. Trong một chuyến đi buôn, ngay lần đầu gặp gỡ, Vương Chí Sình đã lập tức say mê và cưới bà về làm vợ.Để bày tỏ lòng yêu quý người vợ, Vương Chí Sình còn mời cả mẹ đẻ của bà về sống cùng. Tuy chỉ là vợ ba, nhưng bà Trương Mỹ Thuận có quyền lực rất lớn. Bà quát câu nào, không một gia nô nào trong nhà dám không nghe. Mọi lệnh bà đưa ra đều coi như là mệnh lệnh của Vương Chí Sình.Năm 1945, khi Vương Chí Sình về Hà Nội, chính bà Trương Mỹ Thuận là người đã đi theo Vương Chí Sình và chứng kiến chồng mình kết nghĩa anh em với Bác Hồ...
Cạnh lối vào khu dinh thự Vua Mèo nổi tiếng ở cao nguyên đá Đồng Văn có một ngôi mộ được xây cất bằng đá theo lối cổ của người H'Mông trong vùng.
Đó chính là nơi an nghỉ của Vua Mèo Vương Chí Sình (1886 - 1962), nhân vật quyền lực nhất vùng đất Hà Giang những năm 1930 - 1940.
Bia mộ Vua Mèo ghi tên ông là Vương Chí Thành cùng chức danh Đại biểu quốc hội khóa I và II nước VNDCCH. Đây là tên Bác Hồ gọi Vương Chí Sình sau khi kết nghĩa anh em với ông. Mộ phần còn có dòng chữ “Tận trung báo quốc, bất thụ nô lệ”. Dòng chữ này từng được khắc trên thanh gươm Bác Hồ tặng cho Vua Mèo.
Sau khi Cách mạng Tháng tám thành công, Vua Mèo Vương Chí Sình đã một lòng theo sự nghiệp cách mạng. Tại khóa Quốc hội đầu tiên của nước ta năm 1946, ông vinh dự được bầu là đại biểu Quốc hội. Là một người có tiếng nói lớn, ông đã tuyên truyền vận động người dân Hà Giang một lòng theo chính quyền mới, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, sống định canh định cư.
Cạnh mộ Vua Mèo Vương Chí Sình có mộ người vợ thứ ba của ông là bà Trương Mỹ Thuận.
Theo lời kể, bà Trương Mỹ Thuận là một người phụ nữ Hà Nội xinh đẹp. Trong một chuyến đi buôn, ngay lần đầu gặp gỡ, Vương Chí Sình đã lập tức say mê và cưới bà về làm vợ.
Để bày tỏ lòng yêu quý người vợ, Vương Chí Sình còn mời cả mẹ đẻ của bà về sống cùng. Tuy chỉ là vợ ba, nhưng bà Trương Mỹ Thuận có quyền lực rất lớn. Bà quát câu nào, không một gia nô nào trong nhà dám không nghe. Mọi lệnh bà đưa ra đều coi như là mệnh lệnh của Vương Chí Sình.
Năm 1945, khi Vương Chí Sình về Hà Nội, chính bà Trương Mỹ Thuận là người đã đi theo Vương Chí Sình và chứng kiến chồng mình kết nghĩa anh em với Bác Hồ...