Không chỉ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, dinh thự của vua Mèo Vương Chính Đức (1865 - 1947) ở Sà Phìn, Đồng Văn, Hà Giang còn là nơi lưu giữ những hiện vật quý gắn bó với cuộc đời của người từng cai quản toàn bộ vùng cao nguyên đá 1 thế kỷ trước.Trong số đó, có một hiện vật hết sức đặc biệt: Chiếc bồn tắm được chế tác từ một tảng đá nguyên khối, nặng hàng trăm kg.Bồn có hình bán nguyệt, chiều dài khoảng 1 mét, rộng nửa mét, thành dày 5cm, được tạc từ một tảng đá lớn tìm thấy trong vùng.Dù có vẻ ngoài thô mộc, chiếc bồn này đòi hỏi công sức rất lớn của những người thợ làm đá khi họ phải tỉ mẩn khoét rỗng ruột một khối đá lớn với độ chính xác cao.Không chỉ lạ lùng về vẻ ngoài, chiếc bồn này cũng được sử dụng theo cách thức rất đặc biệt.Chỉ có những người vợ của vua Mèo mới được sử dụng bồn, và nước tắm trong bồn không phải nước bình thường mà là sữa dê đun nóng.Từ nhiều thế kỷ trước, tắm sữa dê đã được coi là bí quyết gìn giữ tuổi thanh xuân của phụ nữ trong các cung đình.Để có thể phục vụ như cầu tắm sữa dê của thê thiếp, vua Mèo Vương Chính Đức đã phải thu mua một một phần lớn sữa dê được sản xuất trong vùng.Sữa dê dùng cho mỗi một lần tắm có giá trị tương đương với hàng tạ gạo, ngô.Điều này cho thấy mức độ vương giả trong cuộc sống của vua mèo Vương Chính Đức - người đã tích lũy khối lượng của cải khổng lồ nhờ việc buôn thuốc phiện.Do rất nặng và khó phá hủy nên chiếc bồn tắm lịch sử đã tồn tại cùng khu dinh thự bề thế sau 1 thế kỷ đầy biến động.
Không chỉ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, dinh thự của vua Mèo Vương Chính Đức (1865 - 1947) ở Sà Phìn, Đồng Văn, Hà Giang còn là nơi lưu giữ những hiện vật quý gắn bó với cuộc đời của người từng cai quản toàn bộ vùng cao nguyên đá 1 thế kỷ trước.
Trong số đó, có một hiện vật hết sức đặc biệt: Chiếc bồn tắm được chế tác từ một tảng đá nguyên khối, nặng hàng trăm kg.
Bồn có hình bán nguyệt, chiều dài khoảng 1 mét, rộng nửa mét, thành dày 5cm, được tạc từ một tảng đá lớn tìm thấy trong vùng.
Dù có vẻ ngoài thô mộc, chiếc bồn này đòi hỏi công sức rất lớn của những người thợ làm đá khi họ phải tỉ mẩn khoét rỗng ruột một khối đá lớn với độ chính xác cao.
Không chỉ lạ lùng về vẻ ngoài, chiếc bồn này cũng được sử dụng theo cách thức rất đặc biệt.
Chỉ có những người vợ của vua Mèo mới được sử dụng bồn, và nước tắm trong bồn không phải nước bình thường mà là sữa dê đun nóng.
Từ nhiều thế kỷ trước, tắm sữa dê đã được coi là bí quyết gìn giữ tuổi thanh xuân của phụ nữ trong các cung đình.
Để có thể phục vụ như cầu tắm sữa dê của thê thiếp, vua Mèo Vương Chính Đức đã phải thu mua một một phần lớn sữa dê được sản xuất trong vùng.
Sữa dê dùng cho mỗi một lần tắm có giá trị tương đương với hàng tạ gạo, ngô.
Điều này cho thấy mức độ vương giả trong cuộc sống của vua mèo Vương Chính Đức - người đã tích lũy khối lượng của cải khổng lồ nhờ việc buôn thuốc phiện.
Do rất nặng và khó phá hủy nên chiếc bồn tắm lịch sử đã tồn tại cùng khu dinh thự bề thế sau 1 thế kỷ đầy biến động.