Cạnh lối vào khu dinh thự Vua Mèo ở cao nguyên đá Đồng Văn có một nghĩa trang nhỏ. Trong các ngôi mộ ở đây, có một ngôi mộ nằm ở vị trí cao nhất và được xây dựng cầu kỳ hơn cả. Đó chính là mộ bà Trương Mỹ Thuận, vợ thứ ba của Vua Mèo Vương Chí Sình.Ngôi mộ nằm trên một nền đất cao, được gia cố bằng các phiến đá đẽo gọt cẩn thận. Thành mộ cũng ốp đá, mặt trên để đất để cho cây cối mọc.Nét đặc sắc của ngô mộ tập trung ở mặt trước, là một phiến đá nguyên khối với những tác phẩm chạm khắc rất cầu kỳ và sinh động, mang đậm nét văn hóa Trung Hoa.Chính giữa phiến đá là một bàn thờ và bia đá được chạm chìm vào bên trong. Hai bên có hai cột đá, chân cột tạo hình quả anh túc, giống như hai cột đá phía trước gian nhà trung tâm của dinh thự Vua Mèo.Ngược dòng lịch sử, lúc sinh thời Vua Mèo Vương Chí Sình có 5 người vợ. Trong 5 người này, ông quý nhất bà Trương Mỹ Thuận - người vợ thứ ba.Tương truyền, bà Trương Mỹ Thuận là một phụ nữ gốc Hoa rất sinh đẹp và tài giỏi. Bà có mẹ là người Hà Đông, Hà Nội, bố là người Quảng Đông (Trung Quốc). Trong một chuyến đi buôn, ngay lần đầu gặp gỡ, Vương Chí Sình đã lập tức say mê và cưới bà về làm vợ.Khi về với họ Vương, bà còn kiêm vai trò thư ký cho ông Vương Chí Sình, làm phiên dịch tiếng Trung, tiếng Pháp trong các thương vụ với người nước ngoài và tham gia cai quản gia sản khổng lồ Vua Mèo có được từ hoạt động buôn bán thuốc phiện.Tuy chỉ là vợ ba nhưng bà Trương Mỹ Thuận có quyền lực rất lớn. Bà quát câu nào, không một gia nô nào trong nhà dám không nghe. Mọi lệnh bà đưa ra đều coi như là mệnh lệnh của Vương Chí Sình.Trong con mắt cư dân cao nguyên đá thời đó, bà Trương chính là người phụ nữ có quyền lực nhất vùng.Để bày tỏ lòng yêu quý người vợ, Vương Chí Sình còn mời cả mẹ đẻ của bà về sống cùng. Bà còn được Vương Chính Sình tặng hẳn một dinh thự để sống và làm việc tại thị trấn Phó Bản.Ngôi nhà được xây dựng theo kiến trúc của Nhật, nhỏ hơn khu dinh thự Vua Mèo ở Đồng Văn. Tuy nhiên, dinh thự này đã không còn sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.Năm 1945, khi ông Vương Chí Sình về Hà Nội tham gia chính quyền cách mạng, chính bà Trương Mỹ Thuận là người đã đi theo Vua Mèo và chứng kiến chồng mình kết nghĩa anh em với Chủ tịch Hồ Chí Minh.Sau khi bà ba mất, Vua Mèo Vương Chí Sình đã cho xây ngôi mộ thật kỳ công ở vị trí đẹp nhất để tưởng nhớ người vợ quá cố.Ông Vương Chí Sình mất năm 1962. Mộ ông được xây cạnh mộ bà Trương Mỹ Thuận. Do được xây vào thời kỳ sau, kiến trúc ngôi mộ có phần đơn giản hơn nhiều so với mộ người vợ.Bia mộ Vua Mèo ghi tên ông là Vương Chí Thành - tên Bác Hồ gọi Vua Mèo sau khi kết nghĩa anh em - cùng chức danh Đại biểu quốc hội khóa I và II nước VNDCCH. Mộ phần còn có dòng chữ “Tận trung báo quốc, bất thụ nô lệ”, từng được khắc trên thanh gươm Bác Hồ tặng cho Vua Mèo...Mời quý độc giả xem video: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Cạnh lối vào khu dinh thự Vua Mèo ở cao nguyên đá Đồng Văn có một nghĩa trang nhỏ. Trong các ngôi mộ ở đây, có một ngôi mộ nằm ở vị trí cao nhất và được xây dựng cầu kỳ hơn cả. Đó chính là mộ bà Trương Mỹ Thuận, vợ thứ ba của Vua Mèo Vương Chí Sình.
Ngôi mộ nằm trên một nền đất cao, được gia cố bằng các phiến đá đẽo gọt cẩn thận. Thành mộ cũng ốp đá, mặt trên để đất để cho cây cối mọc.
Nét đặc sắc của ngô mộ tập trung ở mặt trước, là một phiến đá nguyên khối với những tác phẩm chạm khắc rất cầu kỳ và sinh động, mang đậm nét văn hóa Trung Hoa.
Chính giữa phiến đá là một bàn thờ và bia đá được chạm chìm vào bên trong. Hai bên có hai cột đá, chân cột tạo hình quả anh túc, giống như hai cột đá phía trước gian nhà trung tâm của dinh thự Vua Mèo.
Ngược dòng lịch sử, lúc sinh thời Vua Mèo Vương Chí Sình có 5 người vợ. Trong 5 người này, ông quý nhất bà Trương Mỹ Thuận - người vợ thứ ba.
Tương truyền, bà Trương Mỹ Thuận là một phụ nữ gốc Hoa rất sinh đẹp và tài giỏi. Bà có mẹ là người Hà Đông, Hà Nội, bố là người Quảng Đông (Trung Quốc). Trong một chuyến đi buôn, ngay lần đầu gặp gỡ, Vương Chí Sình đã lập tức say mê và cưới bà về làm vợ.
Khi về với họ Vương, bà còn kiêm vai trò thư ký cho ông Vương Chí Sình, làm phiên dịch tiếng Trung, tiếng Pháp trong các thương vụ với người nước ngoài và tham gia cai quản gia sản khổng lồ Vua Mèo có được từ hoạt động buôn bán thuốc phiện.
Tuy chỉ là vợ ba nhưng bà Trương Mỹ Thuận có quyền lực rất lớn. Bà quát câu nào, không một gia nô nào trong nhà dám không nghe. Mọi lệnh bà đưa ra đều coi như là mệnh lệnh của Vương Chí Sình.
Trong con mắt cư dân cao nguyên đá thời đó, bà Trương chính là người phụ nữ có quyền lực nhất vùng.
Để bày tỏ lòng yêu quý người vợ, Vương Chí Sình còn mời cả mẹ đẻ của bà về sống cùng. Bà còn được Vương Chính Sình tặng hẳn một dinh thự để sống và làm việc tại thị trấn Phó Bản.
Ngôi nhà được xây dựng theo kiến trúc của Nhật, nhỏ hơn khu dinh thự Vua Mèo ở Đồng Văn. Tuy nhiên, dinh thự này đã không còn sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.
Năm 1945, khi ông Vương Chí Sình về Hà Nội tham gia chính quyền cách mạng, chính bà Trương Mỹ Thuận là người đã đi theo Vua Mèo và chứng kiến chồng mình kết nghĩa anh em với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau khi bà ba mất, Vua Mèo Vương Chí Sình đã cho xây ngôi mộ thật kỳ công ở vị trí đẹp nhất để tưởng nhớ người vợ quá cố.
Ông Vương Chí Sình mất năm 1962. Mộ ông được xây cạnh mộ bà Trương Mỹ Thuận. Do được xây vào thời kỳ sau, kiến trúc ngôi mộ có phần đơn giản hơn nhiều so với mộ người vợ.
Bia mộ Vua Mèo ghi tên ông là Vương Chí Thành - tên Bác Hồ gọi Vua Mèo sau khi kết nghĩa anh em - cùng chức danh Đại biểu quốc hội khóa I và II nước VNDCCH. Mộ phần còn có dòng chữ “Tận trung báo quốc, bất thụ nô lệ”, từng được khắc trên thanh gươm Bác Hồ tặng cho Vua Mèo...
Mời quý độc giả xem video: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.