Tranh thêu đôi hổ của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Nghề thêu là một nghề thủ công truyền thống nổi tiếng của người Việt, và vải lụa thêu là một chất liệu quan trọng cả hội họa cổ truyền Việt Nam.Cặp tranh thêu hổ săn hươu, đầu thế kỷ 20. Trong bộ sưu tập tranh thêu được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đề tài hổ xuất hiện khá nhiều, cho thấy tầm quan trong của "chúa sơn lâm" trong văn hóa, thẩm mỹ của người Việt xưa.Chi tiết tranh hổ săn hươu. Hình tượng hổ trong tranh thêu cổ mang nhiều ý nghĩa khác nhau, phổ biến là cát tường, chúc phúc, trừ tai...Áo gối bằng vải thêu hình hổ, đầu thế kỷ 20. Các tác phẩm thể hiện rõ tình chất nghệ thuật của nghề thêu truyền thống từ cách phối màu đến kỹ thuật thêu trên từng đồ án.Tranh hổ săn hươu, đầu thế kỷ 20. Một số tranh thêu đề tên người cúng tiền, niên đại chế tác trên dòng lạc khoản, hàm chứa nhiều giá trị lịch sử.Tranh thêu hổ - sơn thủy, đầu thế kỷ 20. Lạc khoản (dòng chữ viết nhỏ để tên họ và ngày tháng) ghi: Đoàn Đức Thảng, Đoàn Đức Cẩn đồng hạ.Tranh đôi hổ đề chữ "Cương tỏa phong thanh", ý tả vẻ uy dũng của hổ khiến gió cũng phải lặng tiếng. Tranh do một hương dũng (lính địa phương ở làng xã xưa) cung tiến năm 1952.Những bức bổ tử bằng vải thêu hình hổ, thế kỷ 19-20. Bổ tử là tấm vải hình vuông đính ở ngực và lưng áo trên phẩm phục quan lại thời phong kiến.Quan chế triều Nguyễn quy định bổ tử có thêu hình hổ được gắn trên phẩm phục quan võ hàm tứ phẩm.Hình tượng hổ trên bổ tử được thể hiện rất đa dạng với nhiều dáng vẻ sinh động.Đây chính là tượng trưng cho tư thế oai phong của các vị quan võ.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Tranh thêu đôi hổ của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Nghề thêu là một nghề thủ công truyền thống nổi tiếng của người Việt, và vải lụa thêu là một chất liệu quan trọng cả hội họa cổ truyền Việt Nam.
Cặp tranh thêu hổ săn hươu, đầu thế kỷ 20. Trong bộ sưu tập tranh thêu được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đề tài hổ xuất hiện khá nhiều, cho thấy tầm quan trong của "chúa sơn lâm" trong văn hóa, thẩm mỹ của người Việt xưa.
Chi tiết tranh hổ săn hươu. Hình tượng hổ trong tranh thêu cổ mang nhiều ý nghĩa khác nhau, phổ biến là cát tường, chúc phúc, trừ tai...
Áo gối bằng vải thêu hình hổ, đầu thế kỷ 20. Các tác phẩm thể hiện rõ tình chất nghệ thuật của nghề thêu truyền thống từ cách phối màu đến kỹ thuật thêu trên từng đồ án.
Tranh hổ săn hươu, đầu thế kỷ 20. Một số tranh thêu đề tên người cúng tiền, niên đại chế tác trên dòng lạc khoản, hàm chứa nhiều giá trị lịch sử.
Tranh thêu hổ - sơn thủy, đầu thế kỷ 20. Lạc khoản (dòng chữ viết nhỏ để tên họ và ngày tháng) ghi: Đoàn Đức Thảng, Đoàn Đức Cẩn đồng hạ.
Tranh đôi hổ đề chữ "Cương tỏa phong thanh", ý tả vẻ uy dũng của hổ khiến gió cũng phải lặng tiếng. Tranh do một hương dũng (lính địa phương ở làng xã xưa) cung tiến năm 1952.
Những bức bổ tử bằng vải thêu hình hổ, thế kỷ 19-20. Bổ tử là tấm vải hình vuông đính ở ngực và lưng áo trên phẩm phục quan lại thời phong kiến.
Quan chế triều Nguyễn quy định bổ tử có thêu hình hổ được gắn trên phẩm phục quan võ hàm tứ phẩm.
Hình tượng hổ trên bổ tử được thể hiện rất đa dạng với nhiều dáng vẻ sinh động.
Đây chính là tượng trưng cho tư thế oai phong của các vị quan võ.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.