Cặp sư tử đá thời Lý (phục dựng) của đất Thăng Long được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội là một minh chứng về sự độc đáo của linh vật Việt Nam cũng như sự độc lập về văn hóa của các vương triều Đại Việt với văn minh Trung Hoa.Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, sư tử đá thời Lý được tạo tác dưới dạng hình khối vừa đồ sộ, vừa bề thế, thể hiện rõ tính dũng cảm và sức mạnh và mang những nét đặc trưng dễ nhận biết với sư tử đá Trung Hoa.Mặt sư tử được diễn tả bằng những nét chạm khắc rất tinh tế và sinh động.Đôi mắt của sư tử không trợn tròn, mà mở to, hình quả trám thuôn dài, lồi hẳn ra ngoài, ẩn dưới đôi lông mày rậm, dô cao hình gợn sóng.Mũi sư tử to, được điểm những đường vân chạy theo dạng bình độ, trông vừa nổi, vừa thanh tú, không thô.Trên trán sư tử có chữ "Vương", đặc điểm chỉ có ở sư tử đá Đại Việt, không xuất hiện trên sư tử đá ở các quốc gia khác.Răng sư tử nhe, để hở miệng ngậm ngọc. Hàm răng có số lượng lớn. Chỉ có nanh ở hàm trên thay vì cả hai hàm như sư tử Trung Hoa.Những chiếc răng được thể hiện chi tiết đến mức thấy cả những đường vân răng.Bờm sư tử được cách điệu thành những đường xoắn ốc chạy từ đuôi mắt xuống trông mượt mà, thanh thoát.Lông mày, viền mép, chân sư tử đều xuất hiện những hoa văn uốn lượn, mềm mại, tinh tế.Chân sư tử ngắn, có 5 ngón, có điểm những bông hoa nở xòe.Móng sư tử cong sắc, quắp chặt, thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của loài linh vật này.
Cặp sư tử đá thời Lý (phục dựng) của đất Thăng Long được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội là một minh chứng về sự độc đáo của linh vật Việt Nam cũng như sự độc lập về văn hóa của các vương triều Đại Việt với văn minh Trung Hoa.
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, sư tử đá thời Lý được tạo tác dưới dạng hình khối vừa đồ sộ, vừa bề thế, thể hiện rõ tính dũng cảm và sức mạnh và mang những nét đặc trưng dễ nhận biết với sư tử đá Trung Hoa.
Mặt sư tử được diễn tả bằng những nét chạm khắc rất tinh tế và sinh động.
Đôi mắt của sư tử không trợn tròn, mà mở to, hình quả trám thuôn dài, lồi hẳn ra ngoài, ẩn dưới đôi lông mày rậm, dô cao hình gợn sóng.
Mũi sư tử to, được điểm những đường vân chạy theo dạng bình độ, trông vừa nổi, vừa thanh tú, không thô.
Trên trán sư tử có chữ "Vương", đặc điểm chỉ có ở sư tử đá Đại Việt, không xuất hiện trên sư tử đá ở các quốc gia khác.
Răng sư tử nhe, để hở miệng ngậm ngọc. Hàm răng có số lượng lớn. Chỉ có nanh ở hàm trên thay vì cả hai hàm như sư tử Trung Hoa.
Những chiếc răng được thể hiện chi tiết đến mức thấy cả những đường vân răng.
Bờm sư tử được cách điệu thành những đường xoắn ốc chạy từ đuôi mắt xuống trông mượt mà, thanh thoát.
Lông mày, viền mép, chân sư tử đều xuất hiện những hoa văn uốn lượn, mềm mại, tinh tế.
Chân sư tử ngắn, có 5 ngón, có điểm những bông hoa nở xòe.
Móng sư tử cong sắc, quắp chặt, thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của loài linh vật này.