Theo Cục Quản lý Di sản văn hóa Trung Quốc (SACH), Vạn Lý Trường Thành có chiều dài 21.196,18 km. Theo đó, đây là kỳ quan nhân tạo dài nhất thế giới. Những đoạn đầu tiên của công trình này được xây dựng ngay từ thời Chiến quốc (475 trước Công nguyên - 221 trước Công nguyên) nhằm bảo vệ biên giới phía bắc của Trung Quốc.Vạn Lý Trường Thành được xây dựng trong hơn 2.000 năm, trải dài trên 15 tỉnh, thành và khu tự trị của Trung Quốc gồm: Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Tây, Nội Mông, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Sơn Đông, Hà Nam, Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải, Ninh Hạ và Tân Cương.Trong những năm qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu nhằm giải mã những bí ẩn về việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Trong số này, nhóm nhà khảo cổ học do tiến sĩ Robert Patalano ở Khoa khảo cổ, Viện Địa nhân chủng học Max Planck dẫn đầu đã có một khám phá quan trọng.Cụ thể, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Robert đã phân tích thực vật sử dụng để xây nhiều đoạn tường và tháp canh của Vạn lý Trường Thành ở tây bắc Trung Quốc.Theo đó, nhóm nghiên cứu phát hiện sự hiện diện của cây sậy trong số các nguyên vật liệu được dùng để xây dựng công trình kỳ vĩ này.Tiến sĩ Robert cho hay người xưa đã dùng các bó sậy có sẵn ở địa phương kết hợp với các mẩu gỗ rồi trộn lẫn với đất sỏi để xây Vạn lý Trường Thành.Sậy là loài cây lớn thuộc họ Hòa thảo mọc ở những vùng đầm lầy thuộc vùng ôn đới và nhiệt đới trên khắp thế giới. Nhóm nghiên cứu cũng so sánh loài sậy cổ đại bên trong tường thành với những chủng cây hiện đại ở Cam Túc và Tân Cương thông qua kết hợp kỹ thuật sắc ký và phân tích đồng vị.Tiếp đến, nhóm chuyên gia áp dụng nhiều kỹ thuật khác như hệ thống sắc ký khí - quang phổ khối (Py-GC-MS), phân tích mật độ và phân bố chất béo, đồng vị carbon và nitrogen. Thêm nữa, họ sử dụng kỹ thuật quét như kính hiển vi điện tử giúp phát hiện phần lớn mẫu vật sậy cổ đại được bảo quản khá hoàn hảo.Thông qua nghiên cứu, phân tích các mẫu vật lấy từ Vạn Lý Trường Thành, các nhà khoa học có thể tìm hiểu và theo dõi sự thay đổi khí hậu và môi trường trong lịch sử dọc theo rìa phía đông lòng chảo Tarim dưới triều nhà Hán (năm 170 trước Công nguyên).Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra những thay đổi lớn về mặt thủy văn do biến đổi khí hậu trong vùng chỉ xảy ra sau thời nhà Tống (năm 1160).Mời độc giả xem video: Trung Quốc: Một thành phố bị bão tuyết tấn công nghiêm trọng.
Theo Cục Quản lý Di sản văn hóa Trung Quốc (SACH), Vạn Lý Trường Thành có chiều dài 21.196,18 km. Theo đó, đây là kỳ quan nhân tạo dài nhất thế giới. Những đoạn đầu tiên của công trình này được xây dựng ngay từ thời Chiến quốc (475 trước Công nguyên - 221 trước Công nguyên) nhằm bảo vệ biên giới phía bắc của Trung Quốc.
Vạn Lý Trường Thành được xây dựng trong hơn 2.000 năm, trải dài trên 15 tỉnh, thành và khu tự trị của Trung Quốc gồm: Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Tây, Nội Mông, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Sơn Đông, Hà Nam, Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải, Ninh Hạ và Tân Cương.
Trong những năm qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu nhằm giải mã những bí ẩn về việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Trong số này, nhóm nhà khảo cổ học do tiến sĩ Robert Patalano ở Khoa khảo cổ, Viện Địa nhân chủng học Max Planck dẫn đầu đã có một khám phá quan trọng.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Robert đã phân tích thực vật sử dụng để xây nhiều đoạn tường và tháp canh của Vạn lý Trường Thành ở tây bắc Trung Quốc.
Theo đó, nhóm nghiên cứu phát hiện sự hiện diện của cây sậy trong số các nguyên vật liệu được dùng để xây dựng công trình kỳ vĩ này.
Tiến sĩ Robert cho hay người xưa đã dùng các bó sậy có sẵn ở địa phương kết hợp với các mẩu gỗ rồi trộn lẫn với đất sỏi để xây Vạn lý Trường Thành.
Sậy là loài cây lớn thuộc họ Hòa thảo mọc ở những vùng đầm lầy thuộc vùng ôn đới và nhiệt đới trên khắp thế giới. Nhóm nghiên cứu cũng so sánh loài sậy cổ đại bên trong tường thành với những chủng cây hiện đại ở Cam Túc và Tân Cương thông qua kết hợp kỹ thuật sắc ký và phân tích đồng vị.
Tiếp đến, nhóm chuyên gia áp dụng nhiều kỹ thuật khác như hệ thống sắc ký khí - quang phổ khối (Py-GC-MS), phân tích mật độ và phân bố chất béo, đồng vị carbon và nitrogen. Thêm nữa, họ sử dụng kỹ thuật quét như kính hiển vi điện tử giúp phát hiện phần lớn mẫu vật sậy cổ đại được bảo quản khá hoàn hảo.
Thông qua nghiên cứu, phân tích các mẫu vật lấy từ Vạn Lý Trường Thành, các nhà khoa học có thể tìm hiểu và theo dõi sự thay đổi khí hậu và môi trường trong lịch sử dọc theo rìa phía đông lòng chảo Tarim dưới triều nhà Hán (năm 170 trước Công nguyên).
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra những thay đổi lớn về mặt thủy văn do biến đổi khí hậu trong vùng chỉ xảy ra sau thời nhà Tống (năm 1160).
Mời độc giả xem video: Trung Quốc: Một thành phố bị bão tuyết tấn công nghiêm trọng.