2 nên không
Không chần chừ
Tuổi trung niên, nhiều khi sẽ cảm thấy mệt mỏi, muốn dừng lại để lười biếng, để nghỉ ngơi một lát. Vậy nhưng ở tuổi này, sợ nhất lại chính là hai chữ "chần chừ". Bở chuyện hôm nay chớ để ngày mai. Ngày mai lặp lại ngày mai, phải có biết bao nhiều cái ngày mai bạn mới làm xong việc?
Một nhà thơ từng viết một bài thơ như này để cảnh tình người đời:
"Thịnh niên bất trùng lai, nhất nhật nan tái thần.
Kịp thời đương cần miễn, tuế nguyệt bất đãi nhân."
Câu thơ này có nghĩa, năm tháng thuận lợi sẽ không lặp lại, một ngày cũng sẽ không sáng lại lần hai, hãy chăm chỉ, cần cù, năm tháng không đợi người. Tuổi trung niên đừng viện lý do cho mình nữa, nghĩ kĩ rồi thì hãy ngay lập tức bắt tay vào hành động. Sống chăm chỉ thì không có việc gì khó; nhưng lưỡng lự thì việc dễ cũng khó thành.
Không ra vẻ
Tuổi trung niên bắt buộc phải có chừng mực, chính là biết nắm bắt tiêu chuẩn trong làm người. Bởi chừng mực chính là một thước đo, vừa dùng để đo lường chính mình, vừa là để đo lường người khác. Không quá hiền lành, cũng đừng quá đanh đá, không tự ti cũng chẳng cao ngạo. Phẩm chất này gọi là: Trong tâm có "thước", hành sự có "độ".
Bình tĩnh điềm đạm, thản nhiên trước những thăng trầm của cuộc sống. Khi cần thể hiện ra hãy thể hiện, khi cần cất giữ hay cất giữ. Cái chừng mực "vừa tới" này, không chỉ dành riêng cho tuổi trung niên, mà còn chính là mục tiêu mà chúng ta cần theo đuổi suốt đời.
1 phải có
Tấm lòng rộng lượng
Tuổi trung niên, lòng phải rộng, phúc đức mới tự động ùa đến, tự do tung hoành trong trời đất, chẳng tính toán được mất cá nhân, chẳng để ý đến những lời đồn đại đàm tiếu. Tuổi trung niên, bao dung được thì bao dung, bỏ qua được thì bỏ qua, tốt được với ai thì hãy tốt. Có như vậy, thì trước mặt chúng ta mãi mãi là thế giới tốt đẹp, mãi mãi là niềm vui.