Tư Mã Ý (179 - 251), tự là Trọng Đạt, xuất thân từ phường Hiếu Kính, huyện Ôn, quận Hà Nội (nay là huyện Ôn, thị trấn Tiêu Tác, tỉnh Hà Nam). Dưới thời Tam quốc, ông làm việc cho nhà Tào Ngụy.Dưới thời Ngụy Minh Đế Tào Duệ, Tư Mã Ý lần lượt nắm các vị trí quan trọng như Phủ quân Đại tướng quân, Đại tướng quân hay Thái úy…Khi cận kề cái chết, Ngụy Minh Đế Tào Duệ gọi Tư Mã Ý và Tào Sảng đến để gửi gắm Tào Phương - hoàng đế tiếp theo của nhà Tào Ngụy.Kể từ khi Tào Phương đăng cơ lên ngôi hoàng đế, Tư Mã Ý chịu sự kìm kẹp lớn của Tào Sảng. Mặc dù Tư Mã Ý được thăng chức lên vị trí Thái phó nhưng thực tế không có thực quyền.Từ đây, Tào Sảng và Tư Mã Ý diễn ra cuộc tranh đấu quyền lực trong âm thầm. Vào năm 249, Tư Mã Ý phát động chính biến Cao Bình Lăng và đánh bại tướng quân Tào Sảng.Dù thua trận nhưng Tào Sảng vẫn không tâm phục khẩu phục. Thay vào đó, ông tức giận chế nhạo Tư Mã Ý: "Ngươi chỉ mất một ngày đã chiếm được đất nước do bốn đời quân chủ và bộ hạ của tộc Tào chúng ta lập ra". Nghe vậy, Tư Mã Ý trả lời rằng: "Ta chỉ vung kiếm 1 lần nhưng đã phải mài kiếm hơn 10 năm".Từ câu nói này, giới chuyên gia nhận định Tư Mã Ý là người có mưu sâu kế hiểm. Để đánh bại Tào Sảng, ông chuẩn bị kế hoạch tỉ mỉ trong suốt nhiều năm. Điều này cho thấy thành công của Tư Mã Ý không phải là chuyện dễ dàng có được chỉ trong một sớm một chiều.Đằng sau thành công của Tư Mã Ý trong việc đánh bại Tào Sảng là rất nhiều khó khăn, gian khổ, mồ hôi, nước mắt, thậm chí là máu mà nhiều người không hay biết.Cách làm này của Tư Mã Ý được đánh giá giống như loài ve sầu trong thế giới tự nhiên. Bởi lẽ, trước khi cất tiếng kêu trong mùa Hè, loài vật này đã nằm yên dưới mặt đất tối tăm trong vài năm.Dù trải qua sự cô đơn, tăm tối suốt nhiều năm nhưng ve sầu chờ thời cơ chín muồi để lên trên mặt đất, nhìn thấy ánh sáng mặt trời và cất tiếng kêu.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Tư Mã Ý (179 - 251), tự là Trọng Đạt, xuất thân từ phường Hiếu Kính, huyện Ôn, quận Hà Nội (nay là huyện Ôn, thị trấn Tiêu Tác, tỉnh Hà Nam). Dưới thời Tam quốc, ông làm việc cho nhà Tào Ngụy.
Dưới thời Ngụy Minh Đế Tào Duệ, Tư Mã Ý lần lượt nắm các vị trí quan trọng như Phủ quân Đại tướng quân, Đại tướng quân hay Thái úy…
Khi cận kề cái chết, Ngụy Minh Đế Tào Duệ gọi Tư Mã Ý và Tào Sảng đến để gửi gắm Tào Phương - hoàng đế tiếp theo của nhà Tào Ngụy.
Kể từ khi Tào Phương đăng cơ lên ngôi hoàng đế, Tư Mã Ý chịu sự kìm kẹp lớn của Tào Sảng. Mặc dù Tư Mã Ý được thăng chức lên vị trí Thái phó nhưng thực tế không có thực quyền.
Từ đây, Tào Sảng và Tư Mã Ý diễn ra cuộc tranh đấu quyền lực trong âm thầm. Vào năm 249, Tư Mã Ý phát động chính biến Cao Bình Lăng và đánh bại tướng quân Tào Sảng.
Dù thua trận nhưng Tào Sảng vẫn không tâm phục khẩu phục. Thay vào đó, ông tức giận chế nhạo Tư Mã Ý: "Ngươi chỉ mất một ngày đã chiếm được đất nước do bốn đời quân chủ và bộ hạ của tộc Tào chúng ta lập ra". Nghe vậy, Tư Mã Ý trả lời rằng: "Ta chỉ vung kiếm 1 lần nhưng đã phải mài kiếm hơn 10 năm".
Từ câu nói này, giới chuyên gia nhận định Tư Mã Ý là người có mưu sâu kế hiểm. Để đánh bại Tào Sảng, ông chuẩn bị kế hoạch tỉ mỉ trong suốt nhiều năm. Điều này cho thấy thành công của Tư Mã Ý không phải là chuyện dễ dàng có được chỉ trong một sớm một chiều.
Đằng sau thành công của Tư Mã Ý trong việc đánh bại Tào Sảng là rất nhiều khó khăn, gian khổ, mồ hôi, nước mắt, thậm chí là máu mà nhiều người không hay biết.
Cách làm này của Tư Mã Ý được đánh giá giống như loài ve sầu trong thế giới tự nhiên. Bởi lẽ, trước khi cất tiếng kêu trong mùa Hè, loài vật này đã nằm yên dưới mặt đất tối tăm trong vài năm.
Dù trải qua sự cô đơn, tăm tối suốt nhiều năm nhưng ve sầu chờ thời cơ chín muồi để lên trên mặt đất, nhìn thấy ánh sáng mặt trời và cất tiếng kêu.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.