Trong thời kỳ Tam Quốc, thiên hạ phân tranh, anh hùng cùng nhau trỗi dậy, có rất nhiều quan lại và tướng lĩnh gây ấn tượng mạnh tài trí thao lược. Ngũ hổ tướng của nước Thục, Ngũ đại tướng của nước Ngụy và Tứ anh hùng của nước Ngô Đông Ngô, bất kể là võ tướng hay văn tướng, đều nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trong số bốn quân sư thông thái nhất Tam Quốc, Gia Cát Lượng dù là người “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” nhưng vẫn đứng xếp sau nhân vật này.
Giả Hủ
Giả Hủ được coi là quân sư thông minh và tài giỏi nhất Tam Quốc. Ông vốn là quân sư dưới trướng Đổng Trác. Ông tiên đoán được việc Đổng Trách sẽ sớm bị bại vong nên đã tìm cớ rời khỏi ông ta để tránh liên lụy sau này. Sau khi bị quân của các chư hầu do Viên Thiệu đánh bại, Đổng Trác bỏ Lạc Dương, mang Hán Hiến Đế về Trường An và sau đó bị Lã Bố giết. Giả Hủ sau đó đã hiến kế giúp cho Lý Thôi - một vị tướng dũng mãnh nhưng thiếu kinh nghiệm tập hợp quân đội đánh bại Lã Bố để chiếm lấy Trường An. Tiếp đó, nhờ có Giả Hủ hiến kế, Trương Tú cũng đã đánh bại Tào Tháo với binh hùng tướng mạnh. Sau này, chính Giả Hủ là người đã khuyên Trương Tú đầu quân cho Tào Tháo.
Sau khi hàng, Tào Tháo đã đối đãi vô cùng đặc biệt với Giả Hủ. Từ đó có thể thấy được, tài năng của Giả Hủ vô cùng xuất sắc, ông có thể điềm tĩnh phân tích thời cục thiên hạ trong cảnh loạn lạc, hơn thế còn chưa từng tính sai điều gì, khiến người khác phải kính phục không ngớt. Trở thành mưu sĩ cho Tào Tháo, Giả Hủ đã giúp Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu ở trận Quan Độ. Sau trận đánh này, Tào Tháo đã cơ bản nắm giữ phần lớn diện tích chư hầu của thời Tam Quốc.
Giả Hủ từng khuyên Tào Tháo rằng không nên đánh Đông Ngô, nhưng Tào Tháo không nghe và kết quả là đã đại bại trong trận Xích Bích. Khi quân Tây Lương do Mã Siêu và Hàn Toại cầm đầu tấn cống quân Tào ở Đồng Quan. Giả Hủ đã hiến kế cho Tào Tháo ly gián Mã Siêu và Hàn Toại. Kế sách này mang tính then chốt giúp Tào Tháo chiến thắng trong chiến dịch Đồng Quan. Khi Tào Phi - con trai Tào Tháo xưng đế, lập ra nhà Ngụy, vào năm 224 Giả Hủ đã qua đời vì tuổi già sức yếu.
Gia Cát Lượng
Tạo hình nhân vật Gia Cát Lượng trong phim ''Tam quốc diễn nghĩa" phiên bản năm 1994.
Vị trí thứ 2 là Gia Cát Lượng. Ông là vị tướng kiệt xuất trong lĩnh vực quân sự, không những thế ông còn là một vị tiên tri vô cùng vĩ đại. Nhắc đến ông là nhắc đến một cao nhân "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý", có tài tiên đoán mọi việc cực chuẩn xác.
Gia Cát Lượng là quân sư am hiểu thiên văn, biết xem phong thủy, bản thân lại nghiên cứu trận pháp. Giống như chúng ta thường nói, "Gia Cát Lượng có thể mượn được gió Đông". Hơn thế ông còn nghĩ ra trận pháp Kỳ môn Bát quái trận, một mình Gia Cát Lượng dọa lui mười vạn đại quân của Tư Mã Ý. Kể từ khi Gia Cát Lượng bắt đầu phò tá Lưu Bị, đánh bại Tào Tháo, giành được Kinh Châu, chia Trung Quốc cổ đại thành ba quốc gia là Tào Ngụy, Thục Hán, và Đông Ngô. Đó đều là những điển tích về Gia Cát Lượng.
Nhờ trí tuệ xuất chúng của mình, Gia Cát Lượng đã trở thành hình tượng chuẩn mực của những nhân vật túc trí, đa mưu, là hóa thân của trí thông minh, của tài hoa xuất chúng và được người đời sau ca tụng trong các tác phẩm nghệ thuật.
Tư Mã Ý
Vị trí thứ ba là Tư Mã Ý. Tư Mã Ý là kẻ thù truyền kiếp của Gia Cát Lượng. Khi Gia Cát Lượng phát động Bắc phạt thì nhiều lần thất bại đều do Tư Mã Ý. Tư Mã Ý là một nhân vật hết sức kiệt xuất thời Tam Quốc, không chỉ thông thạo binh pháp mà còn là một nhà chính trị tài ba. Ông là người biết giấu mình chờ thời, kiên nhẫn đợi đến khi nhà Tào Ngụy trải qua 3 đời hoàng đế, mới lập mưu làm phản. Tư Mã Ý một tay dọn đường để con trai Tư Mã Chiêu lật đổ nhà Tào Ngụy, lập nên nhà Tây Tấn.
Tuân Úc
Vị trí cuối cùng là Tuân Úc, một cố vấn dưới trướng Tào Tháo. Tuân Úc đã thể hiện "tài năng xuất chúng từ khi còn nhỏ, có công lớn trong việc bình định phương Bắc của Tào Tháo, và từng là một trong những quân sư giỏi đáng tin cậy của Tào Tháo. Ông không chỉ hiến kế mà còn tiến cử nhiều nhân tài hữu ích cho Tào Tháo như Tuân Du, Vương Lãng, Quách Gia, Tư Mã Ý, Hoa Hâm và những người khác. Nhưng đáng tiếc là ông không đồng ý với đường lối chính trị của Tào Tháo. Sau đoa ông không còn đưa ra những ý kiến có giá trị của mình với Tào Tháo, và cuối cùng chết vì bệnh tật.