Những con đường đất đỏ như son là hình ảnh đặc trưng, đã đi vào tâm thức hàng triệu người Việt về vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ. Có một truyền thuyết ly kỳ giải thích về nguồn gốc màu đất đặc biệt này, được kể lại trong ấn phẩm "Truyện đọc 3" (NXB Giáo dục / 2001)Theo đó, ngày xưa, ở vùng đất ngày nay là Tây Nguyên có một chàng trai rất khỏe. Bằng một tay, chàng có thể nâng một quả núi lớn. Thấy vậy, mọi người đặt tên chàng là Khỏe. Chàng rất hiền, ngày ngày chăm chỉ cày nương, cuốc rẫy, trồng lúa ngô nuôi mẹ.Bỗng trong vùng xuất hiện một con rồng lửa. Nó rất to, riêng chiếc đầu đã bằng cả quả núi. Chân rồng đồ sộ hơn những cây cổ thụ lâu đời nhất trong rừng nguyên sinh. Thân rồng dài đến hàng trăm dặm.Khi bay, đôi cánh rồng che kín cả bầu trời. Bay đến đâu, rồng phun lửa đến đó làm cho nước sông, nước suối sôi lên sùng sục. Bao sinh linh chết thảm vì nóng. Đời sống của muôn người đứng trước tình thế hiểm nghèo.Thấy thế, chàng Khỏe quyết tâm giết rồng lửa, trừ họa cho dân làng. Gần nơi chàng ở có một cây gỗ rất to. Thân cây chục người ôm không xuể.Chàng nhổ cây làm gậy, rồi trèo lên một quả núi thật cao chờ rồng lửa. Chờ được một lúc thì tàn lửa bay tới tấp khiến người chàng bỏng rát. Một lát sau, rồng lửa hiện ra.Chờ cho rồng lửa đến tầm tay, chàng liền vung gậy phang thật mạnh vào đầu rồng. Bị đánh bất ngờ, rồng lửa đau quá, quẫy mạnh rồi quay ra đánh nhau với chàng.Hai bên giao chiến suốt ba ngày ba đêm, không phân thắng bại. Cuối cùng chàng Khỏe vươn tay sang bên cạnh xách một quả núi, cố hết sức ném mạnh vào đầu rồng lửa. Rồng lửa tránh không kịp, bị vỡ đầu lăn xuống đất chết tươi.Xác rồng trải rộng suốt một vùng đất. Lúc mới rơi xuống, toàn thân rồng là một khối lửa đỏ rực. Nhưng lâu ngày, cái xác nguội dần, rồi biến thành đất làm cho đất đai vùng này có màu đỏ như lửa.Dần dần những rừng cây gỗ, đồi tranh, đồng cỏ thi nhau mọc lên. Muôn loài chim thú tìm về trú ngụ. Tất cả tạo thành một vùng đất đỏ Tây Nguyên giàu có và đẹp đẽ như chúng ta biết ngày nay...Trên phương diện khoa học, loại đất màu đỏ ở Tây Nguyên được gọi là đất đỏ bazan (hay ba-dan), hình thành từ sự phun trào của núi lửa. Các lớp vật chất trong lòng Trái Đất bị phun lên, sau khi đông nguội và phong hóa thì hình thành nên đất có màu đỏ vàng.Loại đất này có độ chua cao, độ no bazơ thấp, tầng đất tương đối dày, khoáng sét chủ yếu là kaolinite, hạt kết tương đối bền, thoát nước nhanh, tầng đất dày, tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng.Đất đỏ bazan phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp dài hạn như cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, chè... cùng một số loại cây ăn trái như sầu riêng, bơ, cam quýt...Toàn thế giới có khoảng 750 triệu hecta đất bazan, trong đó Việt Nam có khoảng 3 triệu ha. Ở nước ta, đất đỏ tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, tiếp đến là Đông Nam Bộ và còn có rải rác tại một số vùng núi ở miền Bắc và miền Trung.Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.
Những con đường đất đỏ như son là hình ảnh đặc trưng, đã đi vào tâm thức hàng triệu người Việt về vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ. Có một truyền thuyết ly kỳ giải thích về nguồn gốc màu đất đặc biệt này, được kể lại trong ấn phẩm "Truyện đọc 3" (NXB Giáo dục / 2001)
Theo đó, ngày xưa, ở vùng đất ngày nay là Tây Nguyên có một chàng trai rất khỏe. Bằng một tay, chàng có thể nâng một quả núi lớn. Thấy vậy, mọi người đặt tên chàng là Khỏe. Chàng rất hiền, ngày ngày chăm chỉ cày nương, cuốc rẫy, trồng lúa ngô nuôi mẹ.
Bỗng trong vùng xuất hiện một con rồng lửa. Nó rất to, riêng chiếc đầu đã bằng cả quả núi. Chân rồng đồ sộ hơn những cây cổ thụ lâu đời nhất trong rừng nguyên sinh. Thân rồng dài đến hàng trăm dặm.
Khi bay, đôi cánh rồng che kín cả bầu trời. Bay đến đâu, rồng phun lửa đến đó làm cho nước sông, nước suối sôi lên sùng sục. Bao sinh linh chết thảm vì nóng. Đời sống của muôn người đứng trước tình thế hiểm nghèo.
Thấy thế, chàng Khỏe quyết tâm giết rồng lửa, trừ họa cho dân làng. Gần nơi chàng ở có một cây gỗ rất to. Thân cây chục người ôm không xuể.
Chàng nhổ cây làm gậy, rồi trèo lên một quả núi thật cao chờ rồng lửa. Chờ được một lúc thì tàn lửa bay tới tấp khiến người chàng bỏng rát. Một lát sau, rồng lửa hiện ra.
Chờ cho rồng lửa đến tầm tay, chàng liền vung gậy phang thật mạnh vào đầu rồng. Bị đánh bất ngờ, rồng lửa đau quá, quẫy mạnh rồi quay ra đánh nhau với chàng.
Hai bên giao chiến suốt ba ngày ba đêm, không phân thắng bại. Cuối cùng chàng Khỏe vươn tay sang bên cạnh xách một quả núi, cố hết sức ném mạnh vào đầu rồng lửa. Rồng lửa tránh không kịp, bị vỡ đầu lăn xuống đất chết tươi.
Xác rồng trải rộng suốt một vùng đất. Lúc mới rơi xuống, toàn thân rồng là một khối lửa đỏ rực. Nhưng lâu ngày, cái xác nguội dần, rồi biến thành đất làm cho đất đai vùng này có màu đỏ như lửa.
Dần dần những rừng cây gỗ, đồi tranh, đồng cỏ thi nhau mọc lên. Muôn loài chim thú tìm về trú ngụ. Tất cả tạo thành một vùng đất đỏ Tây Nguyên giàu có và đẹp đẽ như chúng ta biết ngày nay...
Trên phương diện khoa học, loại đất màu đỏ ở Tây Nguyên được gọi là đất đỏ bazan (hay ba-dan), hình thành từ sự phun trào của núi lửa. Các lớp vật chất trong lòng Trái Đất bị phun lên, sau khi đông nguội và phong hóa thì hình thành nên đất có màu đỏ vàng.
Loại đất này có độ chua cao, độ no bazơ thấp, tầng đất tương đối dày, khoáng sét chủ yếu là kaolinite, hạt kết tương đối bền, thoát nước nhanh, tầng đất dày, tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng.
Đất đỏ bazan phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp dài hạn như cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, chè... cùng một số loại cây ăn trái như sầu riêng, bơ, cam quýt...
Toàn thế giới có khoảng 750 triệu hecta đất bazan, trong đó Việt Nam có khoảng 3 triệu ha. Ở nước ta, đất đỏ tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, tiếp đến là Đông Nam Bộ và còn có rải rác tại một số vùng núi ở miền Bắc và miền Trung.
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.