Sau khi tấn công, chiếm đóng được Ba Lan, Pháp..., chính quyền Đức quốc xã và trùm phát xít Hitler chuyển sự chú ý sang mặt trận phía Đông. Trong đó, nhà độc tài phát xít Đức tham vọng tấn công, thôn tính Liên Xô.Sau khi hoàn tất quá trình chuẩn bị, vào ngày 22/6/1941, lục quân và không quân phát xít Đức bất ngờ tràn qua phần lớn biên giới Liên Xô.Trong suốt 5 tháng đầu của cuộc chiến, đội quân xâm lược của phát xít Đức chiếm thế áp đảo nhờ lực lượng khủng (khoảng 3,5 triệu binh lính) cũng như có được lợi thế nhờ thực hiện cuộc chiến một cách bất ngờ mà không báo trước.Tuy nhiên, lực lượng phát xít Đức không thể dễ dàng thôn tính Liên Xô như đã làm trước đó ở Ba Lan. Đội quân của nhà độc tài Hitler vấp phải sự chống trả kiên cường của quân và dân Liên Xô.Trong số này, quân đội Đức quốc xã bị sa lầy và chịu thất bại nặng nề ở ngoại ô thủ đô Moscow, thành phố Stalingrad và một số mặt trận quan trọng khác ở Liên Xô.Từ năm 1943 - 1945, Liên Xô liên tiếp thực hiện các cuộc phản công khiến quân Đức quốc xã chịu tổn thất to lớn, bao gồm thất bại trên nhiều chiến trường.Với những chiến thắng lớn vang dội, quân và dân Liên Xô đã gây tổn thất lớn cho Đức quốc xã và các nước đồng minh. Chiến dịch xâm lược Liên Xô thất bại đã đẩy Đức quốc xã tới kết cục đại bại vào năm 1945.Theo một thống kê, Hitler và Đức quốc xã đã phải "trả giá đắt" khi thất bại trong chiến dịch xâm lược Liên Xô. Trong đó, quân Đức tổn thất khoảng 4 triệu binh sĩ và khoảng 370.000 người bị bắt làm tù binh.Thêm nữa, do sa lầy trong cuộc chiến ở Liên Xô nên lực lượng phát xít Đức phải cùng lúc phải dàn trải lực lượng ở cả 2 mặt trận phía Đông và phía Tây.Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Liên Xô và lực lượng Đồng minh thực hiện các chiến dịch phản công giúp đánh bật Đức quốc xã ra khỏi các quốc gia chiếm đóng trước khi sụp đổ hoàn toàn.Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.
Sau khi tấn công, chiếm đóng được Ba Lan, Pháp..., chính quyền Đức quốc xã và trùm phát xít Hitler chuyển sự chú ý sang mặt trận phía Đông. Trong đó, nhà độc tài phát xít Đức tham vọng tấn công, thôn tính Liên Xô.
Sau khi hoàn tất quá trình chuẩn bị, vào ngày 22/6/1941, lục quân và không quân phát xít Đức bất ngờ tràn qua phần lớn biên giới Liên Xô.
Trong suốt 5 tháng đầu của cuộc chiến, đội quân xâm lược của phát xít Đức chiếm thế áp đảo nhờ lực lượng khủng (khoảng 3,5 triệu binh lính) cũng như có được lợi thế nhờ thực hiện cuộc chiến một cách bất ngờ mà không báo trước.
Tuy nhiên, lực lượng phát xít Đức không thể dễ dàng thôn tính Liên Xô như đã làm trước đó ở Ba Lan. Đội quân của nhà độc tài Hitler vấp phải sự chống trả kiên cường của quân và dân Liên Xô.
Trong số này, quân đội Đức quốc xã bị sa lầy và chịu thất bại nặng nề ở ngoại ô thủ đô Moscow, thành phố Stalingrad và một số mặt trận quan trọng khác ở Liên Xô.
Từ năm 1943 - 1945, Liên Xô liên tiếp thực hiện các cuộc phản công khiến quân Đức quốc xã chịu tổn thất to lớn, bao gồm thất bại trên nhiều chiến trường.
Với những chiến thắng lớn vang dội, quân và dân Liên Xô đã gây tổn thất lớn cho Đức quốc xã và các nước đồng minh. Chiến dịch xâm lược Liên Xô thất bại đã đẩy Đức quốc xã tới kết cục đại bại vào năm 1945.
Theo một thống kê, Hitler và Đức quốc xã đã phải "trả giá đắt" khi thất bại trong chiến dịch xâm lược Liên Xô. Trong đó, quân Đức tổn thất khoảng 4 triệu binh sĩ và khoảng 370.000 người bị bắt làm tù binh.
Thêm nữa, do sa lầy trong cuộc chiến ở Liên Xô nên lực lượng phát xít Đức phải cùng lúc phải dàn trải lực lượng ở cả 2 mặt trận phía Đông và phía Tây.
Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Liên Xô và lực lượng Đồng minh thực hiện các chiến dịch phản công giúp đánh bật Đức quốc xã ra khỏi các quốc gia chiếm đóng trước khi sụp đổ hoàn toàn.
Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.