Nằm ở xã Tam Phú, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng khánh thành năm 2015, được đánh giá là công trình tượng đài có quy mô lớn nhất Đông Nam Á.Theo đồ án thiết kế, tượng đài được làm rỗng, bên trong khối tượng là Bảo tàng mẹ Việt Nam anh hùng có tổng diện tích 950m2.Không gian trưng bày của Bảo tàng gồm ba chủ đề lớn: Mẹ Việt Nam - Mẹ Tổ quốc; Mẹ Việt Nam Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang và Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ - người được chọn làm hình mẫu để xây dựng tượng đài.Qua các khu vực trưng bày, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam anh hùng được tái hiện qua bộ sưu tập nhưng những ảnh tư liệu được thực hiện qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.Bên cạnh những hình ảnh tư liệu đó là các hiện vật gắn liền với đời sống, những câu chuyện, kỳ tích của những người Mẹ Việt Nam anh hùng trên cả ba miền đất nước.Hình ảnh của các Mẹ cũng được thể hiện qua các tác phẩm hội hoạ, phù điêu với những phong cách biểu đạt đa dạng.Tượng đồng của mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Viết (1892-2011). Mẹ quê ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, có 7 người con là liệt sĩ.Phù điêu tạc hình Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ cùng một số hiện vật gắn với cuộc đời mẹ. Mẹ Thứ quê ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, có chồng, chín người con trai, một con rể và hai cháu ngoại là liệt sĩ.Tranh vẽ chân dung và thông tin về các Mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu được thể hiện trên bức tường lớn ở trung tâm Bảo tàng.Hình ảnh cuộc sống của Mẹ Việt Nam anh hùng trong thời bình được tái hiện qua tượng sáp.Khu bếp mộc mạc của Mẹ Việt Nam anh hùng gợi nên cảm giác thân thương như mọi khu bếp của các bà mẹ Việt ở vùng nông thôn.Khu trưng bày Mẹ Tổ quốc giới thiệu về truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam với những tư liệu về Mẹ Âu Cơ, Hai Bà Trưng, Bà Triệu.Lời Bác Hồ được khắc ghi: "Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất, Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ".Qua các nội dung trưng bày, du khách ghé thăm bảo tàng sẽ chuyển tải những câu chuyện xúc động về sự cống hiến, hy sinh lớn lao của các Mẹ Việt Nam anh hùng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.Những tư liệu quý của Bảo tàng Mẹ Việt Nam anh hùng sẽ góp phần tích cực trong việc giáo dục truyền thống và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ của đất nước.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở xã Tam Phú, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng khánh thành năm 2015, được đánh giá là công trình tượng đài có quy mô lớn nhất Đông Nam Á.
Theo đồ án thiết kế, tượng đài được làm rỗng, bên trong khối tượng là Bảo tàng mẹ Việt Nam anh hùng có tổng diện tích 950m2.
Không gian trưng bày của Bảo tàng gồm ba chủ đề lớn: Mẹ Việt Nam - Mẹ Tổ quốc; Mẹ Việt Nam Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang và Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ - người được chọn làm hình mẫu để xây dựng tượng đài.
Qua các khu vực trưng bày, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam anh hùng được tái hiện qua bộ sưu tập nhưng những ảnh tư liệu được thực hiện qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Bên cạnh những hình ảnh tư liệu đó là các hiện vật gắn liền với đời sống, những câu chuyện, kỳ tích của những người Mẹ Việt Nam anh hùng trên cả ba miền đất nước.
Hình ảnh của các Mẹ cũng được thể hiện qua các tác phẩm hội hoạ, phù điêu với những phong cách biểu đạt đa dạng.
Tượng đồng của mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Viết (1892-2011). Mẹ quê ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, có 7 người con là liệt sĩ.
Phù điêu tạc hình Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ cùng một số hiện vật gắn với cuộc đời mẹ. Mẹ Thứ quê ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, có chồng, chín người con trai, một con rể và hai cháu ngoại là liệt sĩ.
Tranh vẽ chân dung và thông tin về các Mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu được thể hiện trên bức tường lớn ở trung tâm Bảo tàng.
Hình ảnh cuộc sống của Mẹ Việt Nam anh hùng trong thời bình được tái hiện qua tượng sáp.
Khu bếp mộc mạc của Mẹ Việt Nam anh hùng gợi nên cảm giác thân thương như mọi khu bếp của các bà mẹ Việt ở vùng nông thôn.
Khu trưng bày Mẹ Tổ quốc giới thiệu về truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam với những tư liệu về Mẹ Âu Cơ, Hai Bà Trưng, Bà Triệu.
Lời Bác Hồ được khắc ghi: "Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất, Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ".
Qua các nội dung trưng bày, du khách ghé thăm bảo tàng sẽ chuyển tải những câu chuyện xúc động về sự cống hiến, hy sinh lớn lao của các Mẹ Việt Nam anh hùng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Những tư liệu quý của Bảo tàng Mẹ Việt Nam anh hùng sẽ góp phần tích cực trong việc giáo dục truyền thống và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ của đất nước.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.