Top phát minh của người La Mã khiến đời sau ngả mũ thán phục

Google News

Người La Mã cổ đại đã có nhiều phát minh có giá trị và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện đại.

Không chỉ nổi tiếng với các cuộc viễn chinh, những trận công thành chớp nhoáng, người La Mã cổ đại còn khiến hậu thế không khỏi trầm trồ, thán phục với hàng loạt phát minh có giá trị như: đường xá, hệ thống cống rãnh, sàn giữ nhiệt…
Bê tông
 
Bê tông là nền tảng để xây dựng những kiến trúc vòm lạ mắt và đương nhiên bê tông cũng là 1 tuyệt tác của người La Mã. Thành phần chính của bê tông La Mã bao gồm: cao su, vôi sống, cát và tro bụi núi lửa. Khi đổ vào các khuôn gỗ, bê tông sẽ tạo thành loại vật liệu bền và khỏe hơn tất cả các thành phần ban đầu của chúng.
Không chỉ có thế, bê tông không ngừng được cải tiến trong suốt quá trình xây dựng. Minh chứng rõ nhất của điều này là đền thờ Pantheon, vẫn sừng sững sau hơn 2.000 năm.
"Công thức tạo ra bê tông này đã thất truyền và chưa một ai phục hồi được nó. Người La Mã đã may mắn khi họ có ví dụ khoáng sản phù hợp về hiệu xuất của thứ bê tông này. Họ đã quan sát thấy được tro núi lửa rơi xuống biển và biến thành đá bọt. Còn chúng ta sẽ phải tìm kiếm các thành phần tương đương vì nước biển và tro không có sẵn khắp mọi nơi", Marie Jackson từ Đại học Utah, Mỹ kể.
Khác với bê tông hiện đại được làm bằng xi măng và sỏi, bê tông thời La Mã rắn chắc hơn rất nhiều và không nứt vỡ do sự xâm thực của nước sau vài thập kỷ. Theo Jackson, bê tông La Mã càng rắn chắc hơn sau khi tiếp xúc với nước.
Tính chất bất thường này của bê tông La Mã vẫn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học vì có rất ít thông tin về thành phần cũng như phương pháp sản xuất, người ta chỉ biết nó bao gồm cát, sỏi kích thước nhất định, vôi và tro núi lửa.
Đường xá
 
Nếu đem so sánh đường nhựa hàng ngày hiện tại so với những con đường cổ xưa của La Mã thì chằng khác nào so sánh 1 loại đồng hồ rẻ tiền với Rolex chính hãng. Những con đường cổ đại của người La Mã rất chắc chắn, bền vững và thậm chí còn được sử dụng cho đến tận bây giờ.
Quy trình xây dựng đường xá của người La Mã rất cầu kì. Đầu tiên họ đào sâu 3 mét ở địa hình mà họ dự kiến làm đường. Sau đó, các rãnh sâu này sẽ được lấp đầy bằng đá nặng. Cát hoặc sỏi sẽ được phủ lên lớp đá này. Sau cùng, phần trên cùng của đường sẽ được ốp các miếng đá phẳng, xen kẽ các rãnh cho nước chảy qua. Nói một cách ngắn gọn, với kiến trúc như vây, đường của người La Mã sẽ dày khoảng 3 mét và gần như không thể bị thời gian bào mòn.
Xét về khiếu thẩm mĩ của người La Mã khi xây đường, nhà cửa không bao giờ được đặt cạnh đường và 2 bên đường luôn luôn thoáng đãng. Một khi đã quyết xây đường thì người La Mã dứt khoát sẽ "san bằng" toàn bộ địa hình 2 bên đường để tạo không gian thoáng đãng cho đường đi. Với những đặc tính độc đáo như vây, thậm chí cho đến bây giờ, những con đường của người La Mã vẫn đang được sử dụng.
Sàn giữ nhiệt
 
Cách đây hàng nghìn năm, lửa là phương tiện duy nhất giúp con người sưởi ấm. Mặc dù vậy điều này không hề ảnh hưởng gì đến sức sáng tạo của người La Mã cổ, bởi họ cũng có “điều hòa nhiệt độ” dưới dạng các lò sưởi đặt dưới sàn, hoặc giấu trong các cột đất sét trong nhà. Lò sưởi này thường là 1 bể nước nóng. Khi đun sôi nước, khí nóng và hơi nước sẽ lan tỏa từ dưới sàn lên trên toàn bộ căn nhà.
Đường ống dẫn nước
 
Đường ống dẫn nước cũng là một trong những công trình làm cho tên tuổi của người La Mã cổ đi vào lịch sử. Vào thời kỳ đó, người La Mã đã cho xây dựng các đường ống dẫn nước rất dài nhằm khắc phục hiện trạng thiếu hụt nước. Các đường ống này nằm dưới chân cầu và các nguồn nước thông thường. Chúng được sử dụng để mang nước từ Rome đến các vùng ngoại ô xung quanh. Tổng chiều dài của hệ thống này là 402 km.
Cầu phao
 
Hành quân thần tốc là 1 trong số những yếu tố bất ngờ có thể thay đổi cục diện trong các trận đánh La Mã. Cầu phao ra đời cũng là nhằm mục đích này. Đơn giản và tốn ít công sức, hầu như không phải can thiệp lên địa hình là những lý do khiến cho cầu phao rất cơ động. Ví dụ điển hình trong lịch sử là cầu phao được xây dựng bởi Julius Caesar vào năm 55 trước công nguyên , với chiều dài 400 m bắc qua sông Rhine.
Kiến trúc vòm
 
Từ thời xa xưa, nếu nhìn vào kim tự tháp hay đền Parthenon, ta có thể thấy để xây dựng được một kiến trúc đồ sộ như vậy cần hàng loạt các viên đá hoặc kết cấu trụ lớn chống chịu. Điều này làm cho không gian bên trong đền Parthenon rất chật và hạn hẹp.
Nhìn bên ngoài, kiến trúc mái vòm vẫn đồ sộ không kém gì kim tự tháp, hay đền Parthenon. Nhưng không gian bên trong đã thể hiện được đỉnh cao của kiến trúc xây dựng bằng gạch.Xuất phát từ một điểm trung tâm trên trần nhà, các mái vòm tỏa rộng ra theo không gian vòm, tạo nên cảm giác không gian 3 chiều khi quan sát lên trần nhà. Trung tâm của mái vòm có thể kín hoặc hở, nhờ đó làm cho không gian bên trong của mái vòm rộng rãi và sáng sủa hơn các kiến trúc đồ sộ như kim tự tháp hoặc đền Parthenon. Để có được những lớp vỏ chắc chắn như vậy, người La Mã đã sử dụng nhiều bê tông trong khi thiết kế công trình.
Hệ thống thoát nước
 
Cloaca Maxima vốn chỉ là một kênh nhỏ để xả nước. Sau khoảng 700 năm, do nhu cầu về các đường thoát nước tăng, người La Mã quyết định mở rộng hệ thống cống này càng nhiều càng tốt nhằm dự trù cho các nhu cầu tương lai. Theo những gì chúng ta thấy, hệ thống 2.000 tuổi này ăn sâu vào tận trung tâm thành phố, và nó không chỉ được dùng để thoát nước thải mà còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác như thoát hiểm.
Theo Phong Lâm/VietQ

>> xem thêm

Bình luận(0)