Có rất nhiều vị tướng đáng gờm trong lịch sử Tam Quốc. Dưới đây cùng điểm qua 10 cái tên nổi bật nhất trong số đó nhé!
1. Zhao Yun - Triệu Vân
Zhao Yun hay còn được gọi là Zilong (Tử Long) là một phần của Ngũ Hổ Tướng nổi tiếng của phe Thục. Ông là công thần khai quốc nhà Thục Hán, là một vị tướng uy dũng, có mưu lược và tận trung vì nước, được binh sĩ Thục Hán ca ngợi là "Hổ uy tướng quân".
2. Guan Yu - Quan Vũ
Người anh em kết nghĩa này của Lưu Bị nổi tiếng là vị tướng chỉ huy mạnh nhất dưới ngọn cờ của nhà Thục và là người đứng đầu trong số Ngũ hổ tướng. Quan Vũ là được đánh giá là vị tướng có tài năng, võ nghệ dũng mãnh, được người đương thời nhận xét là "sức địch vạn người, hổ thần một thời, có phong độ quốc sĩ". Ngay cả Tào Tháo cũng khâm phục và coi ông là một "nghĩa sĩ thiên hạ". Ông được người đời sau coi là một biểu tượng của những đức tính "Danh lợi không đổi lòng, Giàu sang không dâm loạn, Nghèo hèn không nhụt chí, Oai vũ không khuất phục".
3. Zhang Fei - Trương Phi
Trương Phi là em út trong bộ 3 anh em kết nghĩa vườn đào cùng với Lưu Bị và Quan Vũ. La Quán Trung mô tả ước lệ trong Tam quốc diễn nghĩa về Trương Phi rằng: “Tiếng vang như sấm, chạy nhanh như ngựa, râu cọp hàm én, đầu beo mắt lồi, lấy thủ cấp tướng giặc trong muôn quân như lấy đồ trong túi…”. Cái tên Trương Phi đều khiến cả hai phe Ngụy và Ngô khiếp sợ.
4. Lu Bu - Lã Bố
Lã Bố nổi tiếng võ nghệ dũng mãnh, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, được xưng tụng là Phi tướng. Ông có một con ngựa chiến đặc biệt, thường được gọi là Xích Thố nên người thời đó có câu "Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố" (Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố). Tuy nhiên, Lã Bố không có tài mưu lược như nhiều đối thủ chính trị khác, lại mang tiếng xấu là phản phúc vô thường khi hai lần trở mặt giết chủ, cuối cùng bại trận và bị Tào Tháo ra lệnh xử tử.
5. Zhang Liao - Trương Liêu
Trương Liêu là một trong những vị tướng giỏi nhất của phe Tào Ngụy từng tham gia nhiều trận đánh lớn và nổi tiếng nhất qua trận Hợp Phì với quân Đông Ngô. Đỉnh cao sự nghiệp của Trương Liêu là khi phục vụ nước Ngụy, đặc biệt là chiến dịch Hợp Phì. Ông và Lý Điển chỉ dùng 800 bộ binh mà đánh bại 10 vạn quân địch, điều mà tự cổ dùng binh chưa có ai được như thế.
6. Ma Chao - Mã Siêu
Mã Siêu là một phần của Ngũ Hổ Tướng, thân tín của Lưu Bị trong suốt sự nghiệp lãnh đạo nước Thục. Đương thời Mã Siêu được ca ngợi là võ dũng hơn người, nhưng bị nhiều người phê phán vì thói hung hăng thô bạo (do ảnh hưởng của việc từ nhỏ sống với người Khương) và những hành động thiếu cân nhắc như nổi dậy chống Tào Tháo, khiến gia đình đều bị Tào Tháo giết.
7. Zhang He - Trương Cáp
Trương Cáp bắt đầu tham gia chiến trận năm mới 16 tuổi khi có khởi nghĩa Hoàng Cân. Thời Hán mạt ra ứng mộ đánh dẹp Khăn Vàng. Sau này ông đã trở thành danh tướng nước Ngụy, được xếp vào hàng năm danh tướng của Ngụy. Trong những chiến tích của ông thì trận giao tranh với Trương Phi ở Ba Tây được xem là nổi bật nhất, dù thất bại nhưng cuối cùng Trương Cáp cũng bày kế và giết được Lôi Đồng của Trương Phi.
8. Zhou Yu - Chu Du
Chu Du là vị tướng nổi tiếng nhất của nước Ngô không chỉ về tài thao lược mà còn về khả năng lãnh đạo trực tiếp với tư cách là một vị tướng chỉ huy. Chu Du nổi tiếng với chiến thắng ở Xích Bích trước đại quân của Tào Tháo. Trận Xích Bích là trận chiến lớn bậc nhất thời đó, là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giúp phân định cục diện Tam Quốc.
9. Taishi Chi - Thái Sử Từ
Thái Sử Từ là mãnh tướng của Đông Ngô trong thời kỳ đầu, vốn là thuộc hạ của Lưu Do và đi theo Tôn Sách trong quá trình ông gây dựng sự nghiệp ở Giang Đông. Nhờ sở hữu võ lực xuất chúng, Thái Sử Từ nhanh chóng nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm của Tôn Sách.
Chiến tích nổi bật nhất trong cuộc đời của nhân vật này chính là trận đại chiến ba trăm hiệp giữa ông và Tiểu bá vương võ lực xuất chúng Tôn Sách. Thái Sử Từ được xem là người có cơ trí, uy dũng xuất chúng, coi trọng giữ chữ tín, được người đời khen ngợi.
10. Lu Meng - Lã Mông
Lã Mông là danh tướng cuối thời Đông Hán, từng theo Tôn Sách chinh chiến sa trường, nổi danh nhờ tài năng và sự dũng cảm. Sau khi Tôn Quyền kế vị, Lã Mông cũng được Tôn Quyền trọng dụng, nhờ công tiên phong phá Hoàng Tổ được phong làm Hoành Dã Trung lang tướng.