Tên của dòng sông Shanay Timpishka nằm sâu trong rừng nhiệt đới Amazon, ở Peru có nghĩa "sôi sục với sức nóng của mặt trời". Đúng như tên gọi, dòng sông này luôn sôi sục, có thể luộc chín mọi sinh vật nếu không may xảy chân rơi xuống nước. Theo đó, địa điểm bí ẩn này khiến chuyên gia loay hoay đi tìm lời giải.Với chiều rộng khoảng 25m và sâu 6m, sông Shanay Timpishka có chiều dài 6,4 km. Nhiệt độ nước sông dao động từ 50 - 90 độ C, có một số đoạn nước nóng đến 100 độ C. Đến nay, giới khoa học chưa thể lý giải vì sao nước ở địa điểm này lại sôi sục như vậy.Theo một giả thuyết, nguồn năng lượng địa nhiệt từ nước nóng ở các vùng đứt gãy trên Trái đất đã tràn vào dòng sông Shanay Timpishka. Nhờ đó, nước sông sôi sục. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa tìm được bằng chứng để chứng minh giả thuyết này là chính xác.Hang động Movile nằm ở Rumani khiến giới khoa học "đau đầu" khi gắn liền với bí ẩn lớn. Nằm cách Biển Đen vài kilomet về phía Tây, hang động này tồn tại biệt lập với thế giới bên ngoài trong suốt 5,5 triệu năm. Không khí tại đây rất độc và cực kỳ ẩm ướt.Môi trường ở bên trong hang động Movile còn vô cùng khắc nghiệt khi chỉ chứa một nửa lượng oxy so với bình thường nhưng lại có nồng độ cacbon dioxide và hydro sunfua cao. Tại đây, các chuyên gia xác định được 48 loài sinh sống như: nhện, bọ cạp nước, bọ cạp giả, rết, đỉa, đẳng túc... Trong số này, 33 loài chỉ được tìm thấy ở hang Movile.Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải những loài sinh vật này tới hang động Movile như thế nào và làm cách nào mà chúng vẫn có thể sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt suốt nhiều năm như vậy.Nằm bên bờ sông Nidd, gần thị trấn Knaresborough, phía bắc Yorkshire, Anh, giếng hóa đá (Petrifying well) khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí khó hiểu khi có thể biến mọi vật bên trong thành đá một cách nhanh chóng.Khi người dân thả một số món đồ xuống giếng nước như gấu bông, ấm nước, xe đạp... thì chỉ sau vài tuần chúng bị hóa đá. Xung quanh những đồ vật này là lớp vỏ khoáng chất cứng giống như cách măng đá hình thành trong hang động.Để giải mã bí ẩn này, các nhà khoa học đã lấy mẫu nước từ giếng hóa đá để phân tích thành phần. Theo đó, họ phát hiện nước giếng chứa lượng khoáng chất cao, góp phần tạo thành lớp phủ bao bọc đồ vật.Theo thời gian, lớp phủ ngày càng cứng dần như quá trình hình thành măng đá trong hang động nhưng với tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Do lượng calcite (CaCO3) trong nước cao nên giới chuyên gia yêu cầu du khách không lấy nước giếng để uống nhằm bảo đảm an toàn.Mời độc giả xem video: Bí ẩn không lời giải về nhà thờ đá do “thiên thần xây dựng”. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Tên của dòng sông Shanay Timpishka nằm sâu trong rừng nhiệt đới Amazon, ở Peru có nghĩa "sôi sục với sức nóng của mặt trời". Đúng như tên gọi, dòng sông này luôn sôi sục, có thể luộc chín mọi sinh vật nếu không may xảy chân rơi xuống nước. Theo đó, địa điểm bí ẩn này khiến chuyên gia loay hoay đi tìm lời giải.
Với chiều rộng khoảng 25m và sâu 6m, sông Shanay Timpishka có chiều dài 6,4 km. Nhiệt độ nước sông dao động từ 50 - 90 độ C, có một số đoạn nước nóng đến 100 độ C. Đến nay, giới khoa học chưa thể lý giải vì sao nước ở địa điểm này lại sôi sục như vậy.
Theo một giả thuyết, nguồn năng lượng địa nhiệt từ nước nóng ở các vùng đứt gãy trên Trái đất đã tràn vào dòng sông Shanay Timpishka. Nhờ đó, nước sông sôi sục. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa tìm được bằng chứng để chứng minh giả thuyết này là chính xác.
Hang động Movile nằm ở Rumani khiến giới khoa học "đau đầu" khi gắn liền với bí ẩn lớn. Nằm cách Biển Đen vài kilomet về phía Tây, hang động này tồn tại biệt lập với thế giới bên ngoài trong suốt 5,5 triệu năm. Không khí tại đây rất độc và cực kỳ ẩm ướt.
Môi trường ở bên trong hang động Movile còn vô cùng khắc nghiệt khi chỉ chứa một nửa lượng oxy so với bình thường nhưng lại có nồng độ cacbon dioxide và hydro sunfua cao. Tại đây, các chuyên gia xác định được 48 loài sinh sống như: nhện, bọ cạp nước, bọ cạp giả, rết, đỉa, đẳng túc... Trong số này, 33 loài chỉ được tìm thấy ở hang Movile.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải những loài sinh vật này tới hang động Movile như thế nào và làm cách nào mà chúng vẫn có thể sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt suốt nhiều năm như vậy.
Nằm bên bờ sông Nidd, gần thị trấn Knaresborough, phía bắc Yorkshire, Anh, giếng hóa đá (Petrifying well) khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí khó hiểu khi có thể biến mọi vật bên trong thành đá một cách nhanh chóng.
Khi người dân thả một số món đồ xuống giếng nước như gấu bông, ấm nước, xe đạp... thì chỉ sau vài tuần chúng bị hóa đá. Xung quanh những đồ vật này là lớp vỏ khoáng chất cứng giống như cách măng đá hình thành trong hang động.
Để giải mã bí ẩn này, các nhà khoa học đã lấy mẫu nước từ giếng hóa đá để phân tích thành phần. Theo đó, họ phát hiện nước giếng chứa lượng khoáng chất cao, góp phần tạo thành lớp phủ bao bọc đồ vật.
Theo thời gian, lớp phủ ngày càng cứng dần như quá trình hình thành măng đá trong hang động nhưng với tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Do lượng calcite (CaCO3) trong nước cao nên giới chuyên gia yêu cầu du khách không lấy nước giếng để uống nhằm bảo đảm an toàn.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn không lời giải về nhà thờ đá do “thiên thần xây dựng”. Nguồn: Kienthuc.net.vn.