Vào tháng 10/2017, người dân ở làng Thanh Hà, thị trấn Quan Tự, thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đào ao để thả cá cạnh một gò đất. Trong quá trình thi công, họ phát hiện loại đất lạ có màu xanh nghi liên quan đến mộ cổ. Do vậy, họ nhanh chóng thông báo giới chức trách và các nhà khảo cổ. Theo đó, một lăng mộ thời Tây Hán được tìm thấy.Theo kiểm tra của các chuyên gia, xung quanh lăng mộ có một lượng lớn thạch cao xanh. Nhờ vậy, quan tài bên trong mộ cổ còn gần như nguyên vẹn. Quan tài bằng gỗ được đặt trong lăng mộ có chiều dài khoảng 4,66m, rộng 3,1m. Công trình này được chia làm 4 lăng nhỏ và một phòng chính.Vào thời phong kiến, triều đình có quy định chặt chẽ về số lượng lăng mộ đối với từng thành viên trong hoàng tộc. Theo quy đinh, hoàng đế có 9 lăng, hoàng tử có 7, quý phi có 5... Từ đây, các chuyên gia suy đoán chủ nhân của lăng mộ mới phát hiện có thể là một quý phi thời Tây Hán.Các chuyên gia khảo cổ cũng tìm thấy nhiều đồ tùy táng giá trị như: đồ đồng, sơn mài, đồ gốm, đồ trang điểm... Họ càng bất ngờ hơn khi kiểm tra quan tài gỗ đặt ở ngôi mộ chính. Loại gỗ dùng để làm quan tài là gỗ sụ am mộc nguyên khối.Nắp quan tài có độ dày 20 cm nặng hàng trăm kg. Điểm khiến các chuyên gia bất ngờ là người xưa không dùng chiếc đinh nào để đóng quan tài. Người xưa kết nối bằng cấu trúc hình chim ưng để tạo ra cỗ quan tài hoàn hảo.Tại ngôi mộ chính, các chuyên gia tìm thấy một di vật văn hóa cấp quốc gia rất quý hiếm là tấm màn quan tài. Vào thời phong kiến, sau khi qua đời, thi hài các hoàng tử và quý tộc được đặt vào trong quan tài. Tiếp đến, họ sẽ đphủ lên quan tài những lớp lụa và gấm. Chúng được gọi là màn quan tài. Do làm bằng lụa và gấm nên chúng dễ hư hại.Trong ngôi mộ thời Tây Hán mới phát hiện, các chuyên gia tìm thấy màn quan tài lụa 4 lớp. Theo nhận định của giới chuyên gia, chúng rất mỏng manh, dễ bị oxy hóa và mục nát khi tiếp xúc với không khí hoặc ánh nắng mặt trời.Do vậy, để giữ cho màn quan tài nguyên vẹn, nhóm khảo cổ dựng một mái hiên để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Kế đến, tất cả không được nói chuyện trong khi làm việc.Sở dĩ các chuyên gia làm như vậy là vì nếu nói chuyện thì khí thở ra và nước bọt có thể làm hỏng tấm màn quan tài. Để thuận tiện cho việc trao đổi công việc, họ đưa ra một "bộ cử chỉ" để mọi người có thể giao tiếp đơn giản trong quá trình khai quật cổ vật. Nhờ vậy, lớp màn quý hiếm được bảo vệ nguyên vẹn và mang lên trên.Sau đó, các chuyên gia niêm phong quan tài và đưa đến bảo tàng để thuận tiện cho việc kiểm tra, nghiên cứu. Khi mở nắp quan tài, họ chỉ tìm thấy hộp sọ trong khi những phần thi thể còn lại bị phân hủy hoàn toàn.Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.
Vào tháng 10/2017, người dân ở làng Thanh Hà, thị trấn Quan Tự, thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đào ao để thả cá cạnh một gò đất. Trong quá trình thi công, họ phát hiện loại đất lạ có màu xanh nghi liên quan đến mộ cổ. Do vậy, họ nhanh chóng thông báo giới chức trách và các nhà khảo cổ. Theo đó, một lăng mộ thời Tây Hán được tìm thấy.
Theo kiểm tra của các chuyên gia, xung quanh lăng mộ có một lượng lớn thạch cao xanh. Nhờ vậy, quan tài bên trong mộ cổ còn gần như nguyên vẹn. Quan tài bằng gỗ được đặt trong lăng mộ có chiều dài khoảng 4,66m, rộng 3,1m. Công trình này được chia làm 4 lăng nhỏ và một phòng chính.
Vào thời phong kiến, triều đình có quy định chặt chẽ về số lượng lăng mộ đối với từng thành viên trong hoàng tộc. Theo quy đinh, hoàng đế có 9 lăng, hoàng tử có 7, quý phi có 5... Từ đây, các chuyên gia suy đoán chủ nhân của lăng mộ mới phát hiện có thể là một quý phi thời Tây Hán.
Các chuyên gia khảo cổ cũng tìm thấy nhiều đồ tùy táng giá trị như: đồ đồng, sơn mài, đồ gốm, đồ trang điểm... Họ càng bất ngờ hơn khi kiểm tra quan tài gỗ đặt ở ngôi mộ chính. Loại gỗ dùng để làm quan tài là gỗ sụ am mộc nguyên khối.
Nắp quan tài có độ dày 20 cm nặng hàng trăm kg. Điểm khiến các chuyên gia bất ngờ là người xưa không dùng chiếc đinh nào để đóng quan tài. Người xưa kết nối bằng cấu trúc hình chim ưng để tạo ra cỗ quan tài hoàn hảo.
Tại ngôi mộ chính, các chuyên gia tìm thấy một di vật văn hóa cấp quốc gia rất quý hiếm là tấm màn quan tài. Vào thời phong kiến, sau khi qua đời, thi hài các hoàng tử và quý tộc được đặt vào trong quan tài. Tiếp đến, họ sẽ đphủ lên quan tài những lớp lụa và gấm. Chúng được gọi là màn quan tài. Do làm bằng lụa và gấm nên chúng dễ hư hại.
Trong ngôi mộ thời Tây Hán mới phát hiện, các chuyên gia tìm thấy màn quan tài lụa 4 lớp. Theo nhận định của giới chuyên gia, chúng rất mỏng manh, dễ bị oxy hóa và mục nát khi tiếp xúc với không khí hoặc ánh nắng mặt trời.
Do vậy, để giữ cho màn quan tài nguyên vẹn, nhóm khảo cổ dựng một mái hiên để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Kế đến, tất cả không được nói chuyện trong khi làm việc.
Sở dĩ các chuyên gia làm như vậy là vì nếu nói chuyện thì khí thở ra và nước bọt có thể làm hỏng tấm màn quan tài. Để thuận tiện cho việc trao đổi công việc, họ đưa ra một "bộ cử chỉ" để mọi người có thể giao tiếp đơn giản trong quá trình khai quật cổ vật. Nhờ vậy, lớp màn quý hiếm được bảo vệ nguyên vẹn và mang lên trên.
Sau đó, các chuyên gia niêm phong quan tài và đưa đến bảo tàng để thuận tiện cho việc kiểm tra, nghiên cứu. Khi mở nắp quan tài, họ chỉ tìm thấy hộp sọ trong khi những phần thi thể còn lại bị phân hủy hoàn toàn.
Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.