Phố Hàng Bút là con phố dài 68m, kéo dài từ phố Thuốc Bắc đến phố Bát Sứ, phía Tây khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là phần đất thôn Đông Thành, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.Xưa kia phố này có tên gọi là phố Hàng Mụn. Tên gọi "lạ" này bắt nguồn từ việc trên phố có nhiều hộ nghèo chuyên sống bằng nghề khâu vá thuê cho các hiệu may. Vì không có vốn nên họ đã mua vải vụn của hiệu may đem về may mũ, yếm dãi cho trẻ em để cải thiện thu nhập.Một mặt hàng mổi tiếng của phố Hàng Mụn là những chùm “bùa tua bùa túi” - là những quả như khế, ớt, đào, ổi… đủ màu sắc bằng vải - cho trẻ em đeo trong Tết Đoan ngọ. Ngoài ra, dân phố này còn làm nghề chặt hạt sen, làm thuê cho những hiệu thuốc phố Phúc Kiến (nay là phố Lãn Ông).Về tên phố Hàng Bút, thuở xưa tên này thuộc về con phố giáp phố Hàng Mụn mà nay là đoạn phía Nam phố Thuốc Bắc. Phố này chuyên bán giấy vở, bút mực, bút lông cho học sinh. Người Pháp gọi phố Hàng Bút (Thuốc Bắc) là "rue Cambanère", phố hàng Mụn là "rue des Chiffons".Mặc dù là phố của người nghèo, vào thời thuộc địa, ở bốn góc phố Hàng Mụn lại có bốn dinh thự bề thế của người Nhật và quan lại chính quyền thực dân.Từ năm 1945, phố Cambanère đổi tên thành phố Hàng Bút còn phố Chiffons là ngõ Hàng Bút. Từ năm 1949, phố Hàng Bút (cũ) trở thành một phần của phố Thuốc Bắc, còn ngõ Hàng Bút được “nâng cấp” thành phố Hàng Bút.Như vậy, phố Hàng Bút năm 1949 và phố Hàng Bút xưa là hai phố khác nhau. Phố Hàng Bút “xịn” đã bị khai tử, còn phố Hàng Bút mới thì trước kia không bán bút như tên gọi mình được mang.Ngày nay, phố Hàng Bút là con phố ngắn thứ hai trong khu phố cổ Hà Nội, chỉ sau phố Hồ Hoàn Kiếm.Trên phố này không còn bán các mặt hàng làm từ mụn vải như thời phố còn mang tên Hàng Mụn nữa. So với các phố lân cận, đây là một con phố khá yên tĩnh.Ngành kinh doanh chính trên phố Hàng Bút ngày nay là khách sạn và quán ăn.Do ít xe cộ qua lại, một phần lòng phố được chuyển thành bãi gửi xe máy.Di tích lịch sử đáng chú ý trên phố này là đình Đông Thành (cổng sau) ở nhà số 4. Cổng trước của ngôi đình này nằm ở phố Hàng Vải.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Phố Hàng Bút là con phố dài 68m, kéo dài từ phố Thuốc Bắc đến phố Bát Sứ, phía Tây khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là phần đất thôn Đông Thành, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.
Xưa kia phố này có tên gọi là phố Hàng Mụn. Tên gọi "lạ" này bắt nguồn từ việc trên phố có nhiều hộ nghèo chuyên sống bằng nghề khâu vá thuê cho các hiệu may. Vì không có vốn nên họ đã mua vải vụn của hiệu may đem về may mũ, yếm dãi cho trẻ em để cải thiện thu nhập.
Một mặt hàng mổi tiếng của phố Hàng Mụn là những chùm “bùa tua bùa túi” - là những quả như khế, ớt, đào, ổi… đủ màu sắc bằng vải - cho trẻ em đeo trong Tết Đoan ngọ. Ngoài ra, dân phố này còn làm nghề chặt hạt sen, làm thuê cho những hiệu thuốc phố Phúc Kiến (nay là phố Lãn Ông).
Về tên phố Hàng Bút, thuở xưa tên này thuộc về con phố giáp phố Hàng Mụn mà nay là đoạn phía Nam phố Thuốc Bắc. Phố này chuyên bán giấy vở, bút mực, bút lông cho học sinh. Người Pháp gọi phố Hàng Bút (Thuốc Bắc) là "rue Cambanère", phố hàng Mụn là "rue des Chiffons".
Mặc dù là phố của người nghèo, vào thời thuộc địa, ở bốn góc phố Hàng Mụn lại có bốn dinh thự bề thế của người Nhật và quan lại chính quyền thực dân.
Từ năm 1945, phố Cambanère đổi tên thành phố Hàng Bút còn phố Chiffons là ngõ Hàng Bút. Từ năm 1949, phố Hàng Bút (cũ) trở thành một phần của phố Thuốc Bắc, còn ngõ Hàng Bút được “nâng cấp” thành phố Hàng Bút.
Như vậy, phố Hàng Bút năm 1949 và phố Hàng Bút xưa là hai phố khác nhau. Phố Hàng Bút “xịn” đã bị khai tử, còn phố Hàng Bút mới thì trước kia không bán bút như tên gọi mình được mang.
Ngày nay, phố Hàng Bút là con phố ngắn thứ hai trong khu phố cổ Hà Nội, chỉ sau phố Hồ Hoàn Kiếm.
Trên phố này không còn bán các mặt hàng làm từ mụn vải như thời phố còn mang tên Hàng Mụn nữa. So với các phố lân cận, đây là một con phố khá yên tĩnh.
Ngành kinh doanh chính trên phố Hàng Bút ngày nay là khách sạn và quán ăn.
Do ít xe cộ qua lại, một phần lòng phố được chuyển thành bãi gửi xe máy.
Di tích lịch sử đáng chú ý trên phố này là đình Đông Thành (cổng sau) ở nhà số 4. Cổng trước của ngôi đình này nằm ở phố Hàng Vải.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.