Nhà văn Kim Dung nổi tiếng với dòng tiểu thuyết võ hiệp hư cấu, tuy nhiên không phải tất cả các nhân vật trong truyện của ông đều là sản phẩm của trí tưởng tượng. Nhân vật Tiêu Phong cũng được ghi chép trong lịch sử. Tuy nhiên, thay vì một anh hùng mệnh khổ như trong truyện, cuộc đời của Tiêu Phong lại viên mãn hơn nhiều.Ông là một đại thần người Khiết Đan. Khi Gia Luật Hồng Cơ lên ngôi, ông được phong làm Thái bảo. Năm 1048, Tiêu Phong tiêu diệt được bộ tộc Trở Bốc, rồi năm sau đó tiếp tục đại phá tộc Địch Liệt.Vị đại thần này còn có công phát hiện và mật tấu âm mưu tạo phản của cha con hoàng thân quốc thích Gia Luật Trùng Nguyên, rồi cầm quân dẹp loạn, và bức Trùng Nguyên phải tự sát ở vùng sa mạc phía Bắc.Với chiến tích lẫy lừng, ông được Gia Luật Hồng Cơ phong làm Nam Viện đại vương, sống trong ân sủng và trọng vọng. Năm 1065, Tiêu Phong bị bệnh chết, nhà vua thương nhớ, phong ông làm Liêu Tây quận vương.Theo một số nguồn tin khác, nhân vật Tiêu Phong cũng có thể được Kim Dung lấy chất liệu từ một nguyên mẫu khác trong lịch sử, đó là Truật Xích – người con trai cả mang thân thế không rõ ràng của Thành Cát Tư Hãn.Truật Xích (1180 – 1227) là người con trai đầu tiên của Thành Cát Tư Hãn và cũng là một chiến binh dũng mãnh, tài năng. Trong suốt cuộc đời, ông đã lập nhiều chiến công hiến hách, giúp Thành Cát Tư Hãn thu phục các bộ tộc Mông Cổ, đánh bại nước Kim, chinh phục nhiều vùng đất ở Trung Á, Đông Âu.Tuy nhiên cũng giống như Tiêu Phong trong truyện Kim Dung, Truật Xích phải sống một cuộc đời cay đắng vì thân thế không rõ ràng của mình.Mâu thuẫn giữa Truật Xích và Sát Hợp Đài khiến quân đội Mông Cổ trì hoãn việc công phá Urgench và làm Thành Cát Tư Hãn rất tức giận. Truật Xích bị Thành Cát Tư Hãn tước quyền chỉ huy chiến dịch và giao lại cho Oa Khoát Đài – người con trai thứ 3.Trước khi chết, Thành Cát Tư Hãn cũng chọn Oa Khoát Đài làm người kế vị chứ không phải Truật Xích. Cuối năm 1226, Thành Cát Tư Hãn muốn đánh Tây Liêu nhưng khi tập hợp quân đội thì Truật Xích không tới với lý do đang mắc bệnh.Thành Cát Tư Hãn tức giận, nghi ngờ Truật Xích muốn tạo phản. Tháng 2/1227, Thành Cát Tư Hãn chuẩn bị đem quân đi trừng phạt con trai thì bất ngờ nhận được tin Truật Xích đã qua đời vì bệnh nặng.Mời các bạn xem video: Singapore có nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Nguồn: THĐT
Nhà văn Kim Dung nổi tiếng với dòng tiểu thuyết võ hiệp hư cấu, tuy nhiên không phải tất cả các nhân vật trong truyện của ông đều là sản phẩm của trí tưởng tượng.
Nhân vật Tiêu Phong cũng được ghi chép trong lịch sử. Tuy nhiên, thay vì một anh hùng mệnh khổ như trong truyện, cuộc đời của Tiêu Phong lại viên mãn hơn nhiều.
Ông là một đại thần người Khiết Đan. Khi Gia Luật Hồng Cơ lên ngôi, ông được phong làm Thái bảo. Năm 1048, Tiêu Phong tiêu diệt được bộ tộc Trở Bốc, rồi năm sau đó tiếp tục đại phá tộc Địch Liệt.
Vị đại thần này còn có công phát hiện và mật tấu âm mưu tạo phản của cha con hoàng thân quốc thích Gia Luật Trùng Nguyên, rồi cầm quân dẹp loạn, và bức Trùng Nguyên phải tự sát ở vùng sa mạc phía Bắc.
Với chiến tích lẫy lừng, ông được Gia Luật Hồng Cơ phong làm Nam Viện đại vương, sống trong ân sủng và trọng vọng. Năm 1065, Tiêu Phong bị bệnh chết, nhà vua thương nhớ, phong ông làm Liêu Tây quận vương.
Theo một số nguồn tin khác, nhân vật Tiêu Phong cũng có thể được Kim Dung lấy chất liệu từ một nguyên mẫu khác trong lịch sử, đó là Truật Xích – người con trai cả mang thân thế không rõ ràng của Thành Cát Tư Hãn.
Truật Xích (1180 – 1227) là người con trai đầu tiên của Thành Cát Tư Hãn và cũng là một chiến binh dũng mãnh, tài năng. Trong suốt cuộc đời, ông đã lập nhiều chiến công hiến hách, giúp Thành Cát Tư Hãn thu phục các bộ tộc Mông Cổ, đánh bại nước Kim, chinh phục nhiều vùng đất ở Trung Á, Đông Âu.
Tuy nhiên cũng giống như Tiêu Phong trong truyện Kim Dung, Truật Xích phải sống một cuộc đời cay đắng vì thân thế không rõ ràng của mình.
Mâu thuẫn giữa Truật Xích và Sát Hợp Đài khiến quân đội Mông Cổ trì hoãn việc công phá Urgench và làm Thành Cát Tư Hãn rất tức giận. Truật Xích bị Thành Cát Tư Hãn tước quyền chỉ huy chiến dịch và giao lại cho Oa Khoát Đài – người con trai thứ 3.
Trước khi chết, Thành Cát Tư Hãn cũng chọn Oa Khoát Đài làm người kế vị chứ không phải Truật Xích. Cuối năm 1226, Thành Cát Tư Hãn muốn đánh Tây Liêu nhưng khi tập hợp quân đội thì Truật Xích không tới với lý do đang mắc bệnh.
Thành Cát Tư Hãn tức giận, nghi ngờ Truật Xích muốn tạo phản. Tháng 2/1227, Thành Cát Tư Hãn chuẩn bị đem quân đi trừng phạt con trai thì bất ngờ nhận được tin Truật Xích đã qua đời vì bệnh nặng.