Là nhà quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng nổi tiếng là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần. Ông được coi là khai quốc công thần của nhà Thục Hán.Khổng Minh hết mực trung thành với Lưu Bị và sau đó là phò tá Lưu Thiện. Suốt cả cuộc đời, ông cống hiến hết sức mình nhằm giúp nhà Thục Hán vững mạnh trước 2 thế lực lớn khi ấy là Đông Ngô và Tào Ngụy.Trong đó, trên cương vị Thừa tướng nước Thục, Gia Cát Lượng tiến hành 5 cuộc Bắc phạt nhằm tiêu diệt nhà Tào Ngụy, mở đường thống nhất thiên hạ.Tuy nhiên, cả 5 cuộc Bắc phạt do Gia Cát Lượng tiến hành đều thất bại. Vào năm 234, Khổng Minh chuẩn bị cho chiến dịch Bắc phạt tiếp theo nhưng bất ngờ lâm bệnh nặng rồi qua đời ở Gò Ngũ Trượng.Nguyên nhân tử vong của Gia Cát Lượng được công bố là bệnh tật. Không ai biết vị thừa tướng nổi tiếng nhà Thục Hán tử vong vì căn bệnh nào.Từ đây, nhiều giả thuyết được đưa ta để lý giải về nguyên nhân tử vong của Gia Cát Lượng. Nổi lên trong số này là quan điểm cho rằng Khổng Minh qua đời có liên quan đến 5 cuộc Bắc phạt thất bại.Theo giả thuyết này, 5 cuộc Bắc phạt không thành công đã giáng một đòn mạnh vào Gia Cát Lượng. Ông đã chuẩn bị cho các cuộc chiến với Tào Ngụy suốt thời gian dài.Quá trình đó khiến Gia Cát Lượng hao tổn tinh thần và sức lực rất lớn. Tiếp đến, các cuộc Bắc phạt thất bại, nhiều tướng sĩ tử trận, hao tổn nguyên khí quốc gia khiến tâm trạng của ông càng ngày càng xấu đi.Gia Cát Lượng nóng lòng muốn tiêu diệt Tào Ngụy nên liên tiếp thực hiện các cuộc Bắc phạt khiến cơ thể không có đủ thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, hồi phục sức khỏe.Cứ như vậy, tình trạng sức khỏe của Gia Cát Lượng ngày càng xấu đi và cuối cùng là tử vong. Nguyên nhân tử vong được cho là lao lực quá độ. Đây chỉ là giả thuyết. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn nỗ lực đi tìm các sử liệu, manh mối giúp giải mã nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng tử vong.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Là nhà quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng nổi tiếng là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần. Ông được coi là khai quốc công thần của nhà Thục Hán.
Khổng Minh hết mực trung thành với Lưu Bị và sau đó là phò tá Lưu Thiện. Suốt cả cuộc đời, ông cống hiến hết sức mình nhằm giúp nhà Thục Hán vững mạnh trước 2 thế lực lớn khi ấy là Đông Ngô và Tào Ngụy.
Trong đó, trên cương vị Thừa tướng nước Thục, Gia Cát Lượng tiến hành 5 cuộc Bắc phạt nhằm tiêu diệt nhà Tào Ngụy, mở đường thống nhất thiên hạ.
Tuy nhiên, cả 5 cuộc Bắc phạt do Gia Cát Lượng tiến hành đều thất bại. Vào năm 234, Khổng Minh chuẩn bị cho chiến dịch Bắc phạt tiếp theo nhưng bất ngờ lâm bệnh nặng rồi qua đời ở Gò Ngũ Trượng.
Nguyên nhân tử vong của Gia Cát Lượng được công bố là bệnh tật. Không ai biết vị thừa tướng nổi tiếng nhà Thục Hán tử vong vì căn bệnh nào.
Từ đây, nhiều giả thuyết được đưa ta để lý giải về nguyên nhân tử vong của Gia Cát Lượng. Nổi lên trong số này là quan điểm cho rằng Khổng Minh qua đời có liên quan đến 5 cuộc Bắc phạt thất bại.
Theo giả thuyết này, 5 cuộc Bắc phạt không thành công đã giáng một đòn mạnh vào Gia Cát Lượng. Ông đã chuẩn bị cho các cuộc chiến với Tào Ngụy suốt thời gian dài.
Quá trình đó khiến Gia Cát Lượng hao tổn tinh thần và sức lực rất lớn. Tiếp đến, các cuộc Bắc phạt thất bại, nhiều tướng sĩ tử trận, hao tổn nguyên khí quốc gia khiến tâm trạng của ông càng ngày càng xấu đi.
Gia Cát Lượng nóng lòng muốn tiêu diệt Tào Ngụy nên liên tiếp thực hiện các cuộc Bắc phạt khiến cơ thể không có đủ thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, hồi phục sức khỏe.
Cứ như vậy, tình trạng sức khỏe của Gia Cát Lượng ngày càng xấu đi và cuối cùng là tử vong. Nguyên nhân tử vong được cho là lao lực quá độ. Đây chỉ là giả thuyết. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn nỗ lực đi tìm các sử liệu, manh mối giúp giải mã nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng tử vong.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.